Sốt là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các bé trong giai đoạn sơ sinh và vài tuổi đầu đời. Tuy một số trường hợp sốt do mọc răng, sốt do cảm ho thông thường sẽ không quá nghiêm trọng nhưng nếu bố mẹ không biết cách xử trí khiến bé rơi vào tình trạng sốt cao kèm co giật sẽ rất nguy hiểm.
Nguyên nhân của sốt cao co giật ở trẻ em
- Do yếu tố di truyền: Theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thân hoặc cha mẹ có tiền sử bị sốt cao, co giật thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị sốt cao, co giật gấp 2 - 3 lần những trẻ bình thường. Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bị sốt cao, co giật thì khả năng con bị bệnh cao hơn gấp nhiều lần.
- Do trẻ bị sốt kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Bên cạnh những trẻ bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6 cũng là nguyên nhân gây sốt cao, co giật ở trẻ.
- Sốt cao, co giật thường gặp ở các bé trong độ tuổi 1 - 3 tuổi. Ở các bé gái tuổi càng nhỏ nguy cơ bị sốt cao, co giật cao hơn các bé trai cùng độ tuổi.
- Cơn co giật xảy ra khi trẻ bị sốt ở nhiệt độ từ 39,2 độ C, khoảng 25% xảy ra khi nhiệt độ của bé là 40,2 độ C. Những em bé ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi, sốt co giật diễn ra khi nhiệt độ trên 40 độ C.
Như thế nào được gọi là sốt cao co giật?
Co giật do sốt cao là hiện tượng cơ thể bé, nhất là tay và chân giật lên từng hồi. Đây là phản xạ tự nhiên mà cơ thể của trẻ không tự kiểm soát được, dù bố mẹ có ôm chầm lấy bé thì tình trạng co giật vẫn diễn ra.
Hoặc cũng có thể bé sẽ nghiến chặt môi, tay chân chỉ co giật nhẹ. Nhiều bé nghiến chặt khiến chảy máu ở môi. Tuy nhiên, biểu hiện thường gặp nhất ở sốt cao co giật vẫn là khi bố mẹ thấy bé nóng ran, tay chân co giật, cơ thể bé rùng mình theo từng đợt.
Theo Bác sĩ Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, khi bé sốt cao, bố mẹ đã phải có biện pháp xử trí ngay chứ không để đến lúc bé bị co giật. Tuy nhiên, nếu chẳng may bé rơi vào tình trạng đó, bố mẹ hãy xử lí sớm theo các bước dưới đây để “cứu mạng” con thơ:
Bước 1: Khi phát hiện con có dấu hiệu sốt cao kèm co giật, hãy đặt bé nằm nghiêng về 1 bên ở nơi thoáng mát. Lập tức hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt (trẻ em dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg). Trong trường hợp này nên dùng thuốc đặt vào hậu môn cho bé. Sau đó, chườm khăn mát khẩn cấp vào cùng trán, gáy để tránh tổn thương do nhiệt độ quá cao.
Bước 2: Cởi tung quần áo của bé, lau toàn cơ thể của bé bằng khăn ấm. Nhúng khăn vào nước ở nhiệt độ chừng 40 độ C là được. Cứ 1 phút lại lau cơ thể bé một lần, lặp lại 4-5 lần bé sẽ hạ sốt (kèm với công dụng của thuốc hạ sốt đặt vào hậu môn).
Nhiều người vẫn cho rằng để tránh việc bé nghiến chặt răng, bố mẹ nên nhét khăn vào miệng. Tuy nhiên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo không nên cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ mà nhanh chóng thực hiện các bước xử trí trên để nhanh chóng hạ nhiệt cho bé. Khi nhiệt độ hạ về mức bình thường, cơn co giật cũng từ từ mất đi.
Sau khi bé hết sốt, hãy cho bé nằm ở nơi thoáng mát và theo dõi tình trạng của con. Nếu thấy bé sốt trở lại, nhanh chóng thực hiện thao tác chườm khăn mát rồi đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và chẩn đoán chính xác tình trạng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]