Kính áp tròng hay kính tiếp xúc là loại kính có đường kính nhỏ, bằng với mắt của con người, được đeo trong mắt. Lợi ích của kính là khắc phục được hiện tượng vướng khi đeo, tăng tính thẩm mỹ, đặc biệt với người có công việc đặc thù như thể thao, văn nghệ.
Kính áp tròng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: điều trị các tật khúc xạ của mắt thay thế cho kính gọng thông thường, điều trị một số bệnh của giác mạc.
Tuy vậy, đối với mỗi loại kính áp tròng, cần tuân thủ đúng các quy trình cũng như bảo quản thì mới có thể đảm bảo cho mắt một cách tốt nhất.
Về những nhược điểm ki đeo kính áp tròng, BS. Trần Thị Hồng Thanh - Trường TCYT Đặng Văn Ngữ cho biết:
- Đeo kính áp tròng cả ngày sẽ khiến cường độ mắt làm việc nhiều hơn. Hơn nữa, đeo kính áp tròng lâu có thể gây vi sang chấn, tức là những chấn thương nhỏ, không thể phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Những vết xước này nếu không được điều trị ngay có thể trở thành sẹo làm suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.
- Việc dùng kính áp tròng không thể đảm bảo vệ sinh 100%. Bởi bề mặt kính áp tròng có chứa rất nhiều vi khuẩn, do kính đeo gần mắt, nên các vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập vào mắt, gây nên các bệnh khô mắt, đau mắt.
- Đeo kính áp tròng thường xuyên còn có thể khiến mắt bị thiếu ôxy. Nếu mắt bị thiếu ôxy nghiêm trọng, có thể dẫn tới loét giác mạc và có tỉ lệ mù lòa cao.
Ở Việt Nam, do điều kiện vệ sinh, môi trường, nước sinh hoạt còn ở mức thấp, nên khả năng viêm nhiễm mắt ở bệnh nhân đeo kính áp tròng là rất lớn. Vì vậy, đeo kính áp tròng không phải là một giải pháp tối ưu. Nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi sủ dụng kính áp tròng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]