Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân. Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đơn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong bài viết này chúng tôi tổng hợp những mẹo dân gian chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.
Dùng bột sắn dây
Sử dụng bột sắn dây ngày 2 lần giúp giảm đau rát, theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống.
Nước muối loãng
Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
Nước hạt rau mùi
Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.
Nước củ cải
Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.
Bôi mật ong, mật ong nghệ
Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
Bôi nước lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Cách phòng nhiệt miệng Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày: Uống ít nhất 2 lít nước hàng ngày để cơ thể luôn đủ nước và cơ thể luôn được tươi mát. Đây là cách phòng bệnh nhiệt miệng nói riêng và các bệnh về nhiệt khác nói chung ít tốn kém và đơn giản nhất. Hạn chế thức ăn khô, chiên, xào: Đây là nhóm thức ăn có tính háo nước cao, hút nước từ cơ thể bạn đi khiến bạn bị thiếu nước. Nếu muốn ăn những thức ăn này thì phải uống nước đủ để bù lại phần nước bị mất. Lưu ý là cần uống nước khoáng hoặc nước biển khô vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này. Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ: Một số trái cây có nhiều vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này tăng tính mát cho cơ thể. Hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người. |
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]