Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sở ở trẻ chủ yếu sảy ra mùa khô hanh nóng làm cho làn da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều nên rất dễ bị rôm sảy và các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.Việc tắc nghẽn có thể do các ống tuyến ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Khi trẻ bị rôm sảy Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Để phòng tránh bệnh này cho trẻ, bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc dân gian dưới đây được các mẹ áp dụng và đạt hiểu quả rất cao.
Chanh tươi
Trong chanh tươi chứa nhiều axit có tác dụng chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Vắt lấy nước cốt chanh, pha loãng vào nước rồi cho bé tắm mỗi ngày.
Lá dâu tằm
Lấy 1 nắm lá dâu tằm, rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra và tắm cho bé. Lưu ý, mẹ nên đun nhiều nước dâu tằm một chút để dùng chính nước dâu tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, các mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục trong vài ngày là rôm không mọc nữa và những nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.
Lá kinh giới
Nước lá kinh giới giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại. Mẹ có thể dễ dàng mua được lá kinh giới tại các chợ. Lấy một lượng lá kinh giới vừa đủ, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước pha vào chậu nước để tắm cho bé. Nếu không có lá kinh giới tươi, các mẹ có thể mua số lượng lớn một lần về, sau đó phơi khô và dùng dần cho bé.
Ngoài ra cũng có thể kết hợp rau kinh giới và mướp đắng với nhau. Mướp đắng, rau kinh giới rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.
Gừng tươi
Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, đun với nước sôi sau đó chờ nước nguội và tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào mỗi buổi sáng, tắm cho bé chừng 3 ngày liên tiếp là hết rôm.
Chế độ ăn uống
Các bé bị rôm sảy chủ yếu là cơ thể nóng trong. Vì vậy, ngoài tắm bằng phương pháp này thì cần chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh... Nên uống nước giải khát thanh nhiệt như: bột sắn dây, rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô…
Để thanh nhiệt cần cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… Không nên cho đường hoặc cho rất ít đường. Với trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, nấu cháo cho trẻ rất tốt, rất mát, phòng rôm sảy.
Những điều cần lưu ý khi dùng nước lá tắm cho bé
– Đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm cho con. Cách này có thể loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến bé bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường.
– Mẹ tuyệt đối không tắm lá khi da bé bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ, sưng tấy… Lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho con.
– Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên tắm qua cho con bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là “tắm tráng” lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da.
– Không đun nước lá quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì bột lá có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,… Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh/muối có thể kích ứng da bé, khiến bé bị xót, rát da.
– Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế cho con ra nắng và cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]