Nguyên nhân gây bệnh
Có hai loại suy vỏ thượng thận và mỗi loại lại có những nguyên nhân khác nhau:
Suy vỏ thượng thận nguyên phát
- Do tuyến thượng thận bị tổn thương:
- Teo vỏ thượng thận do bệnh tự miễn.
+ Có xuất huyết ở bên trong tuyến thượng thận: điều này dễ gặp ở ngững người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
+ Do di truyền: sự di truyền chỉ thể hiện ở trẻ em trai.
+ Lao tuyến thượng thận.
+ Nhiễm trùng tuyến thượng thận do nhiễm HIV hay AIDS.
- Do rối loạn sản xuất hormon tuyến thượng thận:
+ Bẩm sinh đã bị rối loạn do thiếu men tổng hợp hormon trong cơ thể.
+ Sau khi điều trị cắt tuyến thượng thận hoặc dùng thuốc hủy mô thượng thận (do khối u).
Suy vỏ thượng thận thứ phát
Trường hợp này thường do thiếu hormon chỉ đạo từ tuyến yên và vùng dưới đồi xuống tuyến thượng thận. Dẫn đến tuyến thượng thận không được kích thích để sản xuất hormon. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc này có thể do:
- Điều trị corticoid tổng hợp kéo dài gây tổn thương trục tuyến nội tiết dưới đồi- tuyến yên.
- Điều trị cường vỏ thượng thận quá mức làm tuyến thượng thận bi suy.
- Phẫu thuật tuyến yên do u tuyến yên làm ảnh hưởng dây truyền đến tuyến thượng thận.
Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể
Những biểu hiện bệnh khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh
Suy vỏ thượng thận nguyên phát mạn tính (bệnh Adison)
- Da và niêm mạc bị xạm đi. Đặc biệt ở vùng ha hở, vùng cọ xát nhiều với quần áo, vật dụng… thì việc xạm da còn nhận thấy rõ hơn.
- Cảm thấy trong người dễ mệt mỏi. Khi bệnh nặng lên thì cảm giác mệt mỏi càng gặp liên tục hơn, theo đó kèm theo cả suy nhược thần kinh và sinh dục ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn.
- Có thể bị cơn hạ đường huyết vào lúc sáng sớm hoặc lúc đói vì những lúc này, nồng độ đường huyết trong cơ thể thấp nhất.
- Chức năng của dạ dày bị suy giảm dẫn đến mất nước, chán ăn và rối loạn tiêu hóa. Nếu rối loạn tiêu hóa, đi ngoài kéo dài sẽ dễ bị gầy sút cân.
- Thường hay có cơn đau choáng ngất, hạ huyết áp khi bạn đứng lâu.
- Hay bị đau khớp, đau cơ, chuột rút.
Suy vỏ thượng thận cấp
Đây thường là giai đoạn cuối của bệnh suy vỏ thượng thận mạn, nên người bệnh sẽ có các biểu hiện nặng:
- Trụy mạch, hạ đường huyết.
- Mất nước, rối loạn tiêu hóa.
- Đau cơ và chuột rút.
- Có thể có hôn mê, mệt mỏi hoặc kích động.
Suy vỏ thượng thận thứ phát
Trong trường hợp này, triệu chứng của người bệnh thường nhẹ hơn so với bệnh nguyên phát:
- Mệt mỏi, đau cơ, đau khớp.
- Tụt huyết áp tư thế.
- Không bị sạm da, mất nước.
Điều trị cho bệnh nhân suy vỏ thượng thận
Với mỗi loại tổn thương tuyến thượng thận khác nhau, việc điều trị cũng sẽ khác nhau:
Suy vỏ thượng thận mạn nguyên phát
Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn dùng hormon thay thế
- Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn dùng hormon thay thế các hormon tự nhiên mà tuyến vỏ thượng thận sản xuất.
- Bạn cần xem xét việc dùng muối khi nấu ăn làm sao để điều độ, đúng lượng.
- Trong trường hợp người bệnh gặp stress, bác sỹ có thể phải hiệu chỉnh lại liều dùng thuốc đang dùng cho bệnh nhân.
- Đây là bệnh phải điều trị cả đời. Việc dùng thuốc cần đều đặn nên tốt hơn hết, bạn luôn mang theo thuốc dự trữ bên mình.
Suy vỏ thượng thận cấp
Đây là trường hợp cấp với những biểu hiện nặng nên bạn cần được điều trị tại bệnh viện. Lúc này, các hướng xử lý là:
- Dùng dung dịch điện giải để bù thể tích tuần hoàn.
- Bổ sung hormon vỏ thượng thận.
- Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bênh.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến điều trị.
Suy vỏ thượng thận thứ phát
Bệnh nhân sẽ được bác sỹ kê đơn thuốc về dùng.
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì lối sống khoa học cho mình. Vận động nghỉ nghơi hợp lý tránh căng thẳng, stress. Khám bệnh định kỳ để dảm bảo sức khỏe. Khi bạn chăm sóc sức khỏe tốt, chắc chắn bạn sẽ phòng ngừa được bệnh hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh suy vỏ thượng thận.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]