Mất tự tin về ngoại hình:
Béo phì làm ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, từ đó làm mất tự tin về vẻ đẹp của chính mình. Những người béo thường ngại lui tới địa điểm đông người vì sợ những ánh mắt dò xét. Việc thu mình lại vì e ngại phản ứng tiêu cực của xã hội khiến người béo dễ mắc chứng trầm cảm, hay căng thẳng lo âu kéo dài. Có thể nói béo phì ảnh hưởng rất xấu tới tâm lý và sự tự tin. Tệ hơn nữa là việc này có thể khiến những người béo tìm đến đồ ăn để giải tỏa. Kết quả là, họ rơi vào vòng luẩn quẩn. từ đó tình trạng thừa cân, béo phì cũng như các vấn đề tâm lý ngày một trầm trọng thêm.
Béo phì làm ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình , tâm lý và sự tự tin.
Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày:
- Cảm giác đói thường xuyên ngay cả khi lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng.
- Bị tê tay chân thường xuyên: Các mô mỡ có quá nhiều sẽ chèn ép hệ thống mao mạch trong cơ thể và lượng đường trong máu cao cũng gây hại đến dây thần kinh và mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dể bị tê tay chân hơn người bình thường.
- Có dấu hiệu suy giảm thị lực do lượng đường trong máu cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng làm cho thị lực bị suy giảm.
- Rối loạn cương dương: đây là dấu hiệu thường thấy ở nam giới bị béo phì, theo thống kê thì có đến 35% – 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương ở các mức độ khác nhau.
Cách xác định béo phì:
Có rất nhiều cách để xác định béo phì, nhưng phương pháp đơn giản và được mọi người sử dụng rộng rãi nhất đó là đo chỉ số khối cơ thể - BMI. Cách làm này thuận tiện và mọi người có thể tính chỉ số cho mình ở nhà. Đó là một phép tính sơ bộ tỉ lệ cân nặng và chiều cao của một người:
BMI = Cân nặng / (Chiều cao*Chiều cao)
Trong đó, cân nặng tính bằng kilogam, còn chiều cao tính bằng centimet.
Nếu giá trị BMI :
- Từ 18.5 đến 25: thể trạng bình thường.
- Từ 25 đến 30: thừa cân.
- Lớn hơn 30: béo phì, cần phải giảm cân.
- Lớn hơn 40: béo phì trầm trọng.
Theo đó, khi chỉ số BMI từ 30 trở lên thì được định nghĩa là béo phì. Tuy nhiên, dưới góc độ y tế, BMI không được sử dụng để chẩn đoán béo phì. Vì những người rất cơ bắp đôi khi có chỉ số BMI cao mặc dù không có chất béo dư thừa.
Khi chỉ số BMI từ 30 trở lên thì được định nghĩa là béo phì.
Với những người ít vận động hay dân văn phòng thì hiện tượng tích mỡ ở vùng bụng – eo thường xảy ra. Nên áp dụng chỉ số BMI kết hợp với số đo vòng bụng/mông để nhận biết có dấu hiệu béo phì. Nói chung, những người đàn ông với chu vi vòng eo 94cm hoặc hơn và phụ nữ có chu vi vòng eo 80cm hoặc hơn có nhiều khả năng xuất hiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì.
Béo phì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Và tác động xấu đó cũng là nguyên nhân khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó, trước khi tiến hành giảm cân, bạn cần chăm sóc thật tốt sức khỏe tinh thần của mình, hãy vì một cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]