Việc ăn na thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác nhân gây bệnh. Hàm lượng vitamin C, chất xơ cao trong quả na giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong ruột, từ đó, cản trở sự hình thành của các tế bào gây ung thư trong ruột kết và bảo vệ niêm mạc ruột tránh phải tiếp xúc với các chất độc hại, giảm chứng táo bón, cải tạo chức năng tim…Nhưng không phải ai cũng nên ăn hoặc thích ăn bao nhiêu cũng được và dưới đây là những thói quen hết sức gây hại cho sức khỏe khi ăn na mà ai cũng cần lưu ý!
Na được nhiều người ưa thích
Sai lầm khi ăn na
Vô tình cắn vỡ hạt na
Theo y học cổ truyền, hạt của quả na có thể được dùng để làm thuốc diệt côn trùng, chấy rận hiệu quả nhưng lại có độc tố rất cao. Khi ăn quả na, nếu bạn sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc.
Nhưng nếu bạn cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tính bỏng cao, gây hại cho cơ thể. Thậm chí, bạn cũng tuyệt đối không được để nhân hạt bắn vào mắt. Do đó, khi ăn na bạn cần chú ý, tránh cắn vỡ hạt na. Đặc biệt, các mẹ cần phải nhắc nhở con về điều này và không nên để con chơi hạt na kẻo vô tình làm vỡ hạt na, gây hại sức khỏe.
Ăn na ương
Quả na ương (hái lúc chín nửa chừng) chứa nhiều chất tannin, không chỉ mất vị ngọt khi ăn mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Tannin trong quả na ương kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất có tính loại trừ khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, và nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Đồng thời, nếu bạn vô tình ăn na ương khi uống thuốc, tác dụng của thuốc có thể bị hạn chế và gây hại cho gan. Do đó, khi ăn quả na, bạn chỉ nên chọn những quả đã chín, tránh nóng vội ăn na ương.
Na rất bổ, ăn càng nhiều càng tốt
Na được nhiều người ưa thích và nhầm tưởng là quả “lành tính”, nhưng thực ra na lại là một trong số các loại quả gây nóng cho cơ thể. Với những người sở hữu làn da dễ mọc mụn, bạn chỉ cần ăn vài quả na thì tình trạng làn da sẽ thay đổi rõ rệt. Ngoài ra, ăn nhiều na có thể khiến bạn bị táo bón, nóng trong người. Bạn chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 quả na mỗi ngày.
Lưu ý khi ăn na
- Hạn chế ăn na đối với những người cơ địa nóng, thường xuyên bị mọc mụn, táo bón.
- Hạn chế ăn đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường vì trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
- Hạt na thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận, nếu sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
- Không ăn những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước. Hoặc những quả mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác có giòi.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]