Vôi răng hay còn gọi là cao răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Vôi răng còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Vôi răng tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.
Vôi răng hay còn gọi là cao răng là mảng bám đã cứng lại trên răng.
Cách lấy cao răng bằng vỏ chuối
Chuẩn bị một quả chuối chín và lột vỏ chuối. Các bạn lấy một dải dài vỏ chuối có nhiều xơ bên trên để dùng. Phần vỏ chuối còn lại bạn có thể bỏ tủ lạnh bảo quản để sử dụng tiếp cho lần sau.
Dùng mặt trong của vỏ chuối chà xát trên bề mặt răng của bạn. Hãy chà đến những vùng chân răng thường có mảng bám và bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy răng có màu không được sáng. Lưu ý là khi sử dụng vỏ chuối răng của bạn đang ở trạng thái khô. Chà xát xong bạn để đó trong khoảng 5-8 phút.
Sử dụng bàn chải đánh răng khô và chải răng như bình thường trong khoảng 1-3 phút với các chuyển động tròn khắp ngóc ngách và kẽ răng.
Sau đó, bạn làm ướt bàn chải, sử dụng thêm kem đánh răng để chải sạch chuối cùng những cặn bẩn trong miệng ra và súc miệng.
Cách phòng ngừa cao răng
Để ngăn ngừa cao răng, cần đánh răng đúng cách sau khi ăn. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi.
Sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở các kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm được. Ngậm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là trẻ nhỏ rất cần khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của nha sĩ.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]