Mặt nạ dưỡng da phong phú và đa dạng từ nguyên liệu, cách làm cho tới cách sử dụng. Tìm hiểu kĩ công dụng cũng như cách làm, cách đắp mặt nạ sẽ giúp chị em có làn da trắng sáng, mịn màng lên trông thấy. Cùng “nghía” qua những sai lầm thường gặp trong việc dùng mặt nạ thiên nhiên để có cách chăm sóc da chuẩn nhất nhé:
1. Đắp mặt nạ quá nhiều:
– Lời khuyên: Chỉ nên đắp mặt nạ 1 tuần 2 lần.
2. Không phân biệt các thành phần mặt nạ
Chúng ta đọc thấy loại mặt nạ nào trắng da mịn da là áp dụng ngay mà quên mất rằng mỗi loại mặt nạ chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau và phù hợp với từng loại da. Đây là một sai lầm mà chị em chúng ta thường mắc phải. Nếu chúng ta không tìm hiểu và sử dụng đúng từng loại mặt nạ cụ thể sẽ gây kích ứng và tổn thương da. Chú ý dùng mặt nạ có thành phần hợp với da.
- Ví dụ như: Chanh, dâu tây, sữa chua, dưa leo, nha đam, khoai mỡ… được biết đến là một trong những thực phẩm có công dụng làm trắng da rất tốt. Còn axit hyaluronic, collagen, chiết xuất rong biển lại được biết đến như những dưỡng chất có tác dụng giữ ẩm tuyệt vời. Trong đó có một số mặt nạ, chẳng hạn như vitamin C trong chanh, cam thảo lại chứa nhiều axit làm trắng mà chúng ta không nên dùng trong ngày vì nó dễ bị tác động bởi tia UV kích thích hình thành sắc tố da khiến da bị đen hơn. Còn sử dụng thành phần acid dụng thường xuyên sẽ kích thích da, đỏ da, ngứa và các vấn đề về da khác.
– Lời khuyên: Dựa vào công dụng làm trắng hay dưỡng ẩm để phân biệt.
3.Đắp mặt nạ quá lâu làm cho da yếu
- Nhiều chị em vừa đắp mặt nạ vừa xem phim, đọc báo hoặc lướt web thậm chí quên luôn tấm mặt nạ giàu dinh dưỡng trên mặt. Việc lưu giữ mặt nạ quá lâu không làm tăng hiệu quả mà còn làm giảm đi độ ẩm của da.
- Lời khuyên: Chỉ đắp mặt nạ không quá 15 phút cho da hấp thu đủ dưỡng chất mà không bị mất đi độ ẩm.
4. Đắp mặt nạ quá dày sẽ làm da nhiễm khuẩn.
- Một lớp mặt nạ dày sẽ có tác dụng nhiều hơn? Hoàn toàn sai. Có thể đúng ở một khía cạnh nhỏ khi chúng khiến cho nhiệt độ bề mặt da tăng, thúc đẩy lưu thông máu, làm cho chất dinh dưỡng thẩm thấu tốt hơn vào tế bào. Bề mặt da sẽ không bị bốc hơi nước giữ lại trong các lớp biểu bì, khiến da mịn và săn chắc. Nhưng tác động của nhiệt cũng khiến lỗ chân lông mở rộng và cho phép tích tụ bụi bẩn vào sâu bên trong da nhiều hơn.
- Lời khuyên: Chỉ thoa một lớp mỏng trên bề mặt da. Nhớ là phải đều không nên chỗ dày chỗ mỏng.
5. Đắp mặt nạ khi chưa làm sạch da.
Hầu hết các chị em đi làm về tranh thủ buổi trưa nghỉ ngơi rồi đắp mặt luôn. Thói quen này là tốt nhưng các chị nhớ phải rửa mặt thật sạch trước và sau khi đắp mặt. Đây là một trong những nguyên tắc cần thiết phải thực hiện. Việc đắp mặt nạ trong lúc da bẩn không chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm thấu mà còn khiến vi khuẩn trên bề mặt có điều kiện tấn công da trong môi trường ẩm ướt. Rửa mặt trước khi đắp mặt giúp da mặt hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng, và rửa mặt thật sạch sau khi đắp mặt nạ giúp loại bỏ chất axít có trong thành phần hoa quả.
6. Sử dụng thường xuyên mặt nạ dạng lột
- Mặt nạ dạng lột (hoặc dính) có hiệu quả nhanh chóng cho phần đông người sử dụng và họ thường ca ngợi nó. Tất nhiên, mặt nạ dạng này có tác dụng cải thiện da khá rõ ràng nhưng do lúc bóc mặt nạ thường gây đau rát, tổn thương cho da. Điều này làm cho lỗ chân lông chẳng những không se khít mà còn to hơn và dễ gây dị ứng da.
– Lời khuyên: Chọn mặt nạ đắp thay vì mặt nạ dán xé các loại.
7. Đắp mặt nạ khi da đang bị mụn
Điều này hoàn toàn không nên vì khi đắp mặt nạ lên da mụn sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hoạt động gây hại thêm cho làn da của chúng ta.
Da bị mụn không nên dùng mặt nạ
8. Chế biến sẵn để dành dùng
Theo Liên Lê (Tổng hợp) - Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]