Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, chỉ qua 10 tháng ngành rau quả đã đạt kế hoạch mà Bộ Công Thương đặt ra cho cả năm nay với trị giá xuất khẩu đạt hơn 1,2 tỷ USD. Năm 2013, xuất khẩu rau quả đạt mốc trên 1 tỷ USD trong khi năm 2012 đạt 827 triệu USD.
Tính đến hết quý III năm 2014, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, vẫn là ba thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, với 321,48 triệu USD, tăng 43,84% so với 9 tháng năm 2013, chiếm 27,71% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, gồm các mặt hàng chủ yếu như xoài, vải, nhãn, chuối, thanh long, dừa và dứa.
Đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 4,84% thị phần, với 56,26 triệu USD, tăng 21,36%. Hàn Quốc là nước đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, với 43,69 triệu USD, tăng 101,26%, chiếm 3,77% kim ngạch xuất khẩu.
Đáng lưu ý, về tăng trưởng kim ngạch, so với 9 tháng đầu năm, có 2 thị trường có sự tăng trưởng đột biến, cụ thể là Hồng Kông (tăng 170,40%; đạt 11,04 triệu USD), CácTiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (tăng 129,71% với 9,12 triệu USD). Việc hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng dương, cho thấy mặt hàng rau quả Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩusang các nước trên thế giới.
Theo Vinafruit, ngoài việc có thêm nhiều loại hàng trái cây tươi được Mỹ, Úc, Hàn Quốc chấp nhận vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, một yếu tố quan trọng góp phần tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng này là nhờ các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào chế biến sâu ở dạng sản phẩm đóng hộp đông lạnh.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]