Một điểm sáng trong khảo sát lần này là tăng trưởng đơn hàng mới đã phục hồi từ mức thấp 5 tháng trong tháng 10 với lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều thể hiện tốc độ tăng trưởng nhnh hơn. Điều đó cho thấy lượng việc tồn đọng đã giảm nhanh nhất kể từ tháng 7/2013 và nhân công việc làm đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5.
Báo cáo của HSBC đồng thời có những đánh giá về sản xuất của từng quốc gia trong nhóm các thị trường mới nổi.
Với Trung Quốc, dữ liệu tháng 11 báo hiệu lĩnh vực sản xuất đã trải qua thời kỳ giảm sút tiếp tục với sản lượng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5. Trong khi đó, tổng số đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 6 liên tiế dù tốc độ tăng khiêm tốn. Dữ liệu cho thấy nhu cầu từ khách hàng nước ngoài giảm đã ảnh hưởng phần nào đến tình hình tăng trưởng của đơn hàng mới. Giá cả đầu vào và đầu ra đều giảm.
Các nhà sản xuất Đài Loan cho biết, tình hình cũng tiếp tục giảm với sản lượng, đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu đều tăng yếu hơn.
Trong khi đó, đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Hàn Quốc giảm trong bối cảnh tình hình sản xuất trì trệ thêm.
Dữ liệu PMI mới nhất đã vẽ nên bức tranh u ám cho các nhà sản xuất Indonesia trong tháng 11 khi các điều kiện hoạt động sản xuất xấu nhanh nhất trong lịch sử 44 tháng khảo sát. Sản lượng, đơn đặt hàng mới và nhân công việc làm đều giảm.
Ở Việt Nam, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất tháng 11 đã tăng trở lại khi sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng nhanh nhất và tồn kho hàng mua tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát.
Các điều kiện sản xuất ở Ấn Độ đã cải thiện trong tháng 11 nhờ sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn. Các đơn hàng nước ngoài và hoạt động mua hàng cũng tăng trong khi nhân công việc làm duy trì ổn định. Tuy nhiên, áp lực lạm phát nơi đây lại đang tăng mạnh.
Lĩnh vực sản xuất của Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ ấn tượng trong tháng 11 với lượng đơn đặt hàng mới cùng tăng. Hoạt động mua hàng và tồn kho được đẩy mạnh trong khi công việc tồn đọng giảm cho thấy áp lực về năng lực sản xuất ở Mexico là không có, còn Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận lượng nhân công việc làm tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2013.
Ở Nga, sản lượng và đơn hàng mới của lĩnh vực sản xuất tăng trong tháng 11 nhưng lại chịu áp lực lạm phát do đồng nội tệ yếu dần. Chi phí đầu vào của Nga tăng mạnh nhất 16 năm qua dẫn đến chi phí xuất xưởng tăng cao nhất kể từ tháng 3/2011, đơn hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ 15 liên tiếp.
HSBC cũng tiến hành khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp với các nhà sản xuất, kết quả cho thấy doanh nghiệp kỳ vọng về sản lượng của Indonesia, Việt Nam và Mexico là mạnh nhất trong khi kỳ vọng tại Brazil, Hàn Quốc và Đài Loan là yếu nhất.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]