Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã bình luận như vậy khi bàn về chỗ đứng của người nông dân trong chuỗi sản xuất lúa gạo. Theo bà Hòa, sở dĩ người nông dân luôn bị thiệt thòi vì họ gần như không có tiếng nói với chính sản phẩm của mình.
Miếng bánh ngon dành cho khâu trung gian
Thưa bà, các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu đã lên tiếng cho rằng các Tổng công ty lương thực I và II đã lộ mặt con buôn: mua lúa của dân giá rẻ thời điểm thấp giá nhất và đem đi xuất khẩu gạo cũng với giá rẻ, chất lượng thô….mọi thiệt hại đều đổ lên vai người nông dân gánh chịu, nông dân càng làm thì…càng lỗ và rất nhiều nơi họ đã bỏ mặc ruộng hoang. Nhiều đại biểu QH cũng đã nói phải đặt vấn đề này lên bàn nghị sự QH kỳ này. Bà nghĩ sao về cách làm của các công ty lương thực thực hiện nay, nó có dẫn đến tình trạng bần cùng hóa nông dân?
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét trên của các chuyên gia nông nghiệp. Là một tổ chức đang hỗ trợ nông dân có kiến thức cũng như kỹ năng kỹ thuật để người dân tại 5 tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Thanh Hóa đủ năng lực để tự lựa chọn, bảo tồn và phục tráng nguồn giống lúa thuần; tự chủ các giống gen lúa để ứng phó với biến đổi khí hậu, không phụ thuộc vào bên ngoài chúng tôi biết người nông dân đang khó ở đâu.
Quá trình triển khai dự án, tôi hiểu được rằng, nông dân trồng lúa nói chung trên cả nước, cũng như đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long đã mất dần khả năng tự chủ nguồn giống lúa. Do họ không tự chủ nguồn giống, vì thế cũng không thể có nguồn giống lúa chất lượng như Thái Lan để có thể xuất khẩu với giá cao.
Thứ hai do cơ chế đẻ ra chỉ phục vụ cho các công ty thu mua. Rõ ràng phân tích chuỗi lúa gạo thấy miếng bánh dành cho trung gian thu mua, chế biến chiếm nhiều và rất không công bằng với người sản xuất.
Cơ chế thu mua lúa gạo của nông dân với giá rẻ sau đó ghìm lại để bán với giá đắt là một cách làm “chộp giật”, trong khi người dân chẳng có quyền để bảo vệ sản phẩm của mình, chẳng có ai bảo vệ.
Chỉ cần so sánh với Thái Lan, hiệp hội nông dân Thái Lan có cơ chế, bảo vệ quyền của nông dân của mình, trực tiếp ký hợp đồng với các công ty xuất khẩu, vì thế trong chuỗi lúa gạo của họ người sản xuất (nông dân) có quyền ra giá với sản phẩm của họ. Vì họ có quyền cho nên họ cũng rất có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm của mình.
Còn với nông dân Việt Nam, họ còng lưng để nuôi ai?, vì thế theo tính tự nhiên của chuỗi, đến lúc nông dân không muốn sản xuất nữa là họ sẽ “chết” tức tưởi, trong khi các công ty kinh doanh lại chuyển hướng kinh doanh, chứ đời nào họ chết cùng nông dân???.
Vấn đề cũng không phải đổ lỗi cho các công ty được, họ được cơ chế, họ được quyền để tung tẩy. Vấn đề là các nhà quản lý có nhìn nhận lại vấn đề này và nhanh chóng có các chính sách cụ thể hỗ trợ để tăng quyền của người nông dân không?
Người nông dân đang còng lưng nuôi ai và ai dám "chết" cùng họ?
Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã bình luận như vậy khi bàn về chỗ đứng của người nông dân trong chuỗi sản xuất lúa gạo. Theo bà Hòa, sở dĩ người nông dân luôn bị thiệt thòi vì họ gần như không có tiếng nói với chính sản phẩm của mình.
Miếng bánh ngon dành cho khâu trung gian
Thưa bà, các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu đã lên tiếng cho rằng các Tổng công ty lương thực I và II đã lộ mặt con buôn: mua lúa của dân giá rẻ thời điểm thấp giá nhất và đem đi xuất khẩu gạo cũng với giá rẻ, chất lượng thô….mọi thiệt hại đều đổ lên vai người nông dân gánh chịu, nông dân càng làm thì…càng lỗ và rất nhiều nơi họ đã bỏ mặc ruộng hoang. Nhiều đại biểu QH cũng đã nói phải đặt vấn đề này lên bàn nghị sự QH kỳ này. Bà nghĩ sao về cách làm của các công ty lương thực thực hiện nay, nó có dẫn đến tình trạng bần cùng hóa nông dân?
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét trên của các chuyên gia nông nghiệp. Là một tổ chức đang hỗ trợ nông dân có kiến thức cũng như kỹ năng kỹ thuật để người dân tại 5 tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Thanh Hóa đủ năng lực để tự lựa chọn, bảo tồn và phục tráng nguồn giống lúa thuần; tự chủ các giống gen lúa để ứng phó với biến đổi khí hậu, không phụ thuộc vào bên ngoài chúng tôi biết người nông dân đang khó ở đâu.
Quá trình triển khai dự án, tôi hiểu được rằng, nông dân trồng lúa nói chung trên cả nước, cũng như đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long đã mất dần khả năng tự chủ nguồn giống lúa. Do họ không tự chủ nguồn giống, vì thế cũng không thể có nguồn giống lúa chất lượng như Thái Lan để có thể xuất khẩu với giá cao.
Thứ hai do cơ chế đẻ ra chỉ phục vụ cho các công ty thu mua. Rõ ràng phân tích chuỗi lúa gạo thấy miếng bánh dành cho trung gian thu mua, chế biến chiếm nhiều và rất không công bằng với người sản xuất.
Cơ chế thu mua lúa gạo của nông dân với giá rẻ sau đó ghìm lại để bán với giá đắt là một cách làm “chộp giật”, trong khi người dân chẳng có quyền để bảo vệ sản phẩm của mình, chẳng có ai bảo vệ.
Chỉ cần so sánh với Thái Lan, hiệp hội nông dân Thái Lan có cơ chế, bảo vệ quyền của nông dân của mình, trực tiếp ký hợp đồng với các công ty xuất khẩu, vì thế trong chuỗi lúa gạo của họ người sản xuất (nông dân) có quyền ra giá với sản phẩm của họ. Vì họ có quyền cho nên họ cũng rất có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm của mình.
Còn với nông dân Việt Nam, họ còng lưng để nuôi ai?, vì thế theo tính tự nhiên của chuỗi, đến lúc nông dân không muốn sản xuất nữa là họ sẽ “chết” tức tưởi, trong khi các công ty kinh doanh lại chuyển hướng kinh doanh, chứ đời nào họ chết cùng nông dân???.
Vấn đề cũng không phải đổ lỗi cho các công ty được, họ được cơ chế, họ được quyền để tung tẩy. Vấn đề là các nhà quản lý có nhìn nhận lại vấn đề này và nhanh chóng có các chính sách cụ thể hỗ trợ để tăng quyền của người nông dân không?
Theo Baotinnhanh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]