Lê có chất gây vô sinh
Năm 2012, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Trong số đó có một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao, và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Lê Trung Quốc có chứa chất gây vô sinh.
Cùng thời điểm này cũng phát hiện formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.
Táo đỏ Fuji bọc túi độc hại bán tràn lan
Táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, cuối năm 2012, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.
Chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).
Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này. Người dân trồng táo khi buộc túi đều phải dùng găng tay và khẩu trang để tránh bị ngộ độc.
Hoa quả sấy khô nhiễm chì
Ngày 18/9/2013, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra kho H9, khu vực Cảng Hà Nội, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, đã thu giữ hơn 3,5 tạ nho khô nhập từ Trung Quốc. Hôm 30/12, hơn 2 tấn nho sấy lại tiếp tục tuồn vào nước ta và bị thu giữ.
Hầu hết mặt hàng ô mai, hoa quả sấy tại các chợ đều không được chú trọng bảo quản mà bày bán trên các chậu, thau, các túi nylon. Tuy nhiên, nếu người dùng để ý kĩ, hầu hết túi nylon, thau, chậu đều cáu bẩn, nhiều ruồi muỗi. Các sản phẩm này đều có lượng chì vượt quá mức cho phép.
Tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, các mặt hàng này cũng chỉ được đóng gói mà không có tem, nhãn mác, nhà sản xuất cụ thể.
Theo các chuyên gia, nếu lượng chì tồn tại trong cơ thể quá cao sẽ gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh... Tùy theo lượng chì đưa vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Nhiễm vào xương gây ngộ độc làm xương không phát triển, vì không có khả năng tổng hợp các chất canxi trong máu.
Quýt Trung Quốc vỏ bóng bẩy, ruột mốc xanh
Hiện nay, trên thị trường Hà Nội xuất hiện một loại quýt nghi có xuất xứ Trung Quốc, vỏ ngoài bóng bẩy, bắt mắt nhưng bên trong lại mốc xanh, có mùi khó chịu.
Chị Nguyễn Lệ Thu, nhân viên hành chính của công ty cổ phần công nghệ ATO chia sẻ: “Công ty mình có cuôc họp cổ đông, mình được giao đi mua một số hoa quả trong đó có quýt. Người bán hàng nói với mình đây là quýt Sài Gòn, ăn rất ngọt, có giá 40.000 đồng/kg. Mình thấy giá cả phải chăng lại đẹp mắt nên cũng mua nhiều, nhưng lúc bóc ra quả nào cũng bị mốc xanh như để lâu ngày, trong khi vỏ còn rất tươi như vừa hái từ trên cây xuống…”.
Quýt vỏ bóng bẩy, ruột mốc xanh.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]