Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, cho biết để đạt được kết quả trên đây, Cần Thơ đã áp dụng các biện pháp hoàn thiện hệ thống thủy lợi, sử dụng giống tốt và chăm sóc đúng kỹ thuật.
Trước thời điểm gieo sạ lúa Hè Thu, Cần Thơ đã nạo vét, nâng cấp hàng chục công trình thủy lợi nội đồng tại các huyện Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, bảo đảm chống hạn đầu vụ, chống úng cuối vụ tốt đồng thời cung cấp đủ nước cho toàn bộ diện tích lúa đã gieo sạ. Các huyện nói trên còn cho bà con nông dân vay trên 50 tỷ đồng mua vật tư nông nghiệp chăm bón lúa kịp thời vụ.
Bên cạnh đó, Cần Thơ đưa nhiều giống lúa mới, phẩm chất gạo tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh vào sản xuất; cân đối tỷ lệ trồng các giống lúa thường và lúa chất lượng cao trên đồng; tuân thủ nghiêm túc các khuyến cáo khoa học của ngành nông nghiệp như làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ đồng loạt, né rầy, đúng lịch, áp dụng “4 đúng” trong phòng trừ sâu bệnh, thâm canh tổng hợp, quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, áp dụng “3 giảm 3 tăng,” “1 phải 5 giảm,” bón phân cân đối trong quá trình sản xuất, nhờ đó lúa phát triển tốt, diện tích lúa nhiễm sâu rầy không nhiều.
Trước đó, các quận, huyện thực hiện nghiêm túc lịch xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy. Cụ thể từ ngày 3-10/4, xuống giống đợt 1, tập trung ở những vùng đã thu hoạch lúa Đông Xuân sớm và đại trà.
Từ ngày 3-10/5 xuống giống đợt 2 tại những khu vực thu hoạch lúa Hè Thu muộn. Các quận, huyện căn cứ tình hình rầy nâu vào bẫy đèn để bố trí lịch xuống giống hợp lý tại địa phương, đồng thời không xuống giống nhiều trà lúa trên cùng một tiểu vùng để không tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát dẫn đến bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá phát triển hại lúa./.
Theo Vietnamplus.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]