Hiện tại, giá dầu đã chạm ngưỡng khiến ngành sản xuất dầu mỏ của Mỹ “lo lắng”. Bởi vì nhiều khả năng, Saudi Arabia và các ông trùm dầu mỏ Trung Đông “thỏa hiệp” và phải cắt giảm sản lượng
Trước đó, những người đứng đầu Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) khẳng định họ sẽ không cắt giảm sản lượng, dù giá dầu giảm đến mức nào đi chăng nữa. Bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia - Ali Al-Naimi cho biết nước này sẽ không thay đổi quyết định dù giá dầu giảm xuống còn 20USD/thùng.
Phản ứng ban đầu của nước Mỹ là tự tin, dù giá dầu giảm thấp đi chăng nữa thì các nhà sản xuất dầu mỏ của nước này vẫn có lợi nhuận vì chi phí khai thác các giếng dầu thấp hơn. Bên cạnh đó, OPEC sẽ “thỏa hiệp” vì vấn đề an ninh xã hội của các nước này phụ thuộc lớn vào giá dầu.
Một phần của sự tự tin này xuất phát từ bài học kinh nghiệm về phản ứng của nước Nga trong những lần giảm giá dầu trước đó. Vào tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, “sẽ không có đối thủ đáng ngại” khi giá dầu giảm xuống dưới 80USD. Chính sự tự tin này đã khiến Nga rơi xuống bờ vực. Vào thứ 6 tuần trước, Fitch đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Nga xuống mức “rác” và sẽ tiếp tục hạ xếp hạng nếu như đồng Rúp vẫn lao dốc theo giá dầu.
Một dấu hiệu duy nhất hiện nay cho thấy ngành sản xuất dầu mỏ của Mỹ đang suy yếu là số lượng dàn khoan đã giảm dần. Vào tuần trước, con số này đã giảm xuống còn 1750; giảm 61 giàn khoan so với tuần trước đó, mặc dù sản lượng dầu vẫn đạt mức kỷ lục.
Theo thống kê vào ngày 2/1, mặc dù số giàn khoan giảm xuống, nhưng sản lượng dầu khai thác của Mỹ vẫn đạt mức kỷ lục 9,13 triệu thùng/ngày. Các công ty dầu mỏ của Mỹ chỉ dừng sản xuất những giếng dầu có sản lượng thấp nhất, khoảng 1 thùng/ngày. Với mức giá như hiện nay, sản lượng khai thác của những mỏ dầu này không đủ bù đắp chi phí thuê thiết bị.
Chính vì không bên nào chịu cắt giảm sản lượng nên giá dầu tiếp tục lao dốc; giá dầu Brent đã giảm xuống còn 48,27USD/thùng và dự báo tiếp tục trượt sâu.
Theo một phân tích mới của Wood Mackenzie, giá dầu Brent xuống dưới 40USD/thùng, thậm chí thấp hơn sẽ giới hạn các nhà sản xuất và trên phương diện nào đó sẽ giảm nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Với mức giá 40USD/thùng, 1,5 triệu thùng dầu khai thác mỗi ngày đang gây thiệt hại lớn cho các nước xuất khẩu dầu mỏ, tiêu biểu là Canada, Mỹ và Colombia.
Mặc dù có nhiều áp lực đe dọa phải cắt giảm sản lượng, Cơ quan năng lượng Mỹ IEA vẫn dự báo, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt trung bình 9,3 triệu thùng/ngày; cao hơn 700.000 thùng/ngày so với năm 2014.
Đối với các nước Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cuộc chiến chưa dừng lại. Họ là những quốc gia, chứ không phải các doanh nghiệp nên không thể đơn giản là đóng cửa hàng và đi về nhà. Họ còn có những khoản dự toán ngân sách quốc gia và dầu mỏ là một phần trong đó.
Nga – quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Saudi Arabia, chịu ít áp lực hơn so với các ông lớn dầu mỏ Trung Đông, tuy nhiên cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự: giá dầu mỏ - huyết mạch của nền kinh tế đang lao dốc.
Đã đến lúc Chính phủ Mỹ cần xem xét lại vị thế của mình trong cuộc chiến giá dầu, bởi đối thủ cạnh tranh của Mỹ đang là các quốc gia khác, chứ không phải là những doanh nghiệp như họ.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]