Search
Thứ 4, 28/01/2015, 17:10 PM

Lạm phát năm 2015 và những vấn đề đặt ra

Việc lạm phát giảm xuống mức thấp như hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền Việt Nam trong thời gian tới. Vì thế, công tác điều hành giá 2015 ra sao vẫn còn là câu hỏi lớn.


Vì sao lạm phát 2014 thấp?

Từ năm 2004 đến 2011, lạm phát ở nước ta có xu hướng gia tăng, cao điểm đã lên mức 2 con số, do đó, chống lạm phát là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Song, từ năm 2012 đến năm 2013, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7%.

Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó, kiểm soát lạm phát là một trong những trụ cột quan trọng. Kết quả này lại tiếp tục được thể hiện qua chỉ số giá (CPI) năm 2014, chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013, chỉ bằng 26,2% chỉ tiêu mức lạm phát của Quốc hội đặt ra (7%) và bằng 37% mức dự kiến lạm phát của Chính phủ (5%).

Nếu xét mức lạm phát bình quân, thì cả năm 2014 so với năm 2013 tăng 4,09%, dù xét theo chỉ tiêu nào, thì kết quả này cũng là điều đáng ghi nhận. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và khá bất ngờ đối với các của nhiều cơ quan chức năng, các tổ chức và chuyên gia kinh tế. Có thể nhận định rằng, kết quả này là một trong những sự kiện nổi bật nhất, một trong những thành công đuợc ghi nhận của kinh tế Việt Nam trong năm 2014.

Lạm phát thấp do sự tác động của nhiều yếu tố. Xét từ diễn biến thực tế của nền kinh tế trong năm 2014, lạm phát của nước ta thấp do những nguyên nhân sau:

Một là, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa. Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, tài khóa luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Khác với các giai đoạn trước, khi lạm phát có xu hướng bắt đầu giảm thì chúng ta lại nới lỏng chính sách tiền tệ, còn 3 năm qua (2012, 2013, 2014) Chính phủ đã thực hiện nhất quán và kiên trì chính sách nói trên, nên lạm phát đã được kiềm chế và kiểm soát ở mức thấp dần. Cụ thể: CPI năm 2012 là 6,81%; năm 2013 là 6,04%; năm 2014 là 4,09%.

Hai là, công tác quản lý, điều hành giá được chú trọng. Theo đó, Chính phủ cũng đã đề ra các giải pháp thường kỳ hàng tháng về triển khai công tác quản lý, bình ổn thị trường giá cả; quản lý, điều tiết, bình ổn giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu (giá xăng dầu, giá điện, giá than, giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở công lập, giá dịch vụ giáo dục, giá sữa cho dưới 6 tuổi, giá dịch vụ bốc dỡ container tại các cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá cước vận tải…). Triển khai các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài Chính đã chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác quản lý giá, góp phần bình ổn giá cả thị trường.

Ba là, CPI thường chịu tác động của 4 nhóm yếu tố: chi phí đẩy, cầu kéo, tiền tệ - tín dụng và tâm lý. Cụ thể:

(i) Về yếu tố chi phí trong năm qua cho thấy, giá cả hàng hóa thế giới giảm, các mặt hàng giảm giá mạnh nhất đó là dầu mỏ và các sản phẩm liên quan tới dầu mỏ (chất dẻo, nhựa đường, phân bón, thuốc trừ sâu...), tiếp đến là đường, sữa, các loại ngũ cốc, đậu nành, dầu thực vật… Nhiều khoản thuế đã được cắt giảm, giãn hoãn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, giảm giá hàng hoá, dịch vụ; lãi suất cho vay của đã giảm khá nhanh; tỷ giá ổn định làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng USD giảm.


(ii) Về yếu tố cầu cũng giảm, bao gồm: vốn đầu tư, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, xuất khẩu. Trong năm qua, tổng cầu vẫn yếu do tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giảm, chỉ còn khoảng 31%/GDP. Dù sức mua đã được cải thiện trong năm qua, nhưng mức tăng vẫn chậm. Trong bối cảnh khó khăn chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất khẩu liên tục đối mặt với nhiều thách thức gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh.

(iii) Về tiền tệ - tín dụng, áp lực đối với lạm phát đang có xu hướng giảm. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng đã giảm nhanh trong mấy năm qua, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao. Hệ số giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng GDP đã giảm mạnh trong thời gian qua (thời kỳ 2006-2010 là 5,3 lần, năm 2011 là 2,3 lần, năm 2012 là 1,7 lần, năm 2014 là 2,2 lần). Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng dư nợ tín dụng chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng huy động tiền gửi. Điều đó cho thấy, tiền còn bị ứ đọng ở các ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế đã những tín hiệu tốt, nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ mặc dù có dấu hiệu giảm, nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. Theo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức khoảng 13%, nếu so với những năm trước với mức tăng trưởng 25%-30%/năm.

(iv) Trong khi đó, tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như trước, khi giảm, giá USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 600 một cách bền vững, bất động sản chưa có sự phục hồi rõ rệt…

Hai mặt của tấm huy chương

Lạm phát là thứ thuế “vô hình” đánh vào mọi người dân, khi lạm phát thấp thì người dân đỡ bị thiệt thòi hơn do thuế lạm phát thấp. Lạm phát thấp là biểu hiện tốt của ổn định ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, tình hình kinh tế - của năm 2014 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng đã được phục hồi, với tốc độ tăng trưởng 5,98% cao hơn 2 năm trước (năm 2012 tăng 5,25%; năm 2013 tăng 5,42%). Dấu hiệu phục hồi tăng trưởng rõ nét đã thể hiện trong tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 1,5%-2% so với cuối năm 2013. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm cũng giảm từ mức trên 7%/năm tại đầu năm xuống dưới 5%/năm vào giữa tháng 12/2014. Thanh khoản hệ thống tiếp tục ở trạng thái tốt, hỗ trợ cho việc phát hành trái phiếu chính phủ. Cán cân ngân sách bước đầu cải thiện, do thu ngân sách nhà nước dự kiến vượt khoảng 9%. Đây là điều kiện để chúng ta tiếp tục cải thiện dự trữ ngoại hối, (đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay), bảo đảm an toàn tài chính và tính thanh khoản của quốc gia.

Lạm phát thấp mang lại niềm vui cho người tiêu dùng; sự an tâm của các nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, điều hành vĩ mô có cơ sở để đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường. Chính phủ có dư địa lớn hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việc điều hành giá năm 2014 đã đạt được “thắng lợi kép” là vừa kiểm soát được giá cả đối với một số mặt hàng và dịch vụ quan trọng, thiết yếu do Nhà nước quản lý được điều chỉnh tăng theo kế hoạch, đúng lộ trình và theo cơ chế giá thị trường.

Như vậy, chúng ta đã bước đầu kiểm soát được lạm phát 3 năm liền, không lặp lại vòng luẩn quẩn là 2 năm tăng, một năm giảm như giai đoạn 2007-2012.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc kiềm chế lạm phát do thắt chặt chính sách tiền tệ đã gây ra nhiều hệ lụy. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, nguồn vốn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn vào vốn vay các ngân hàng thương mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp, việc làm, tăng trưởng kinh tế và tác động đến cả chính sách tài khóa (điển hình như việc giảm nguồn thu ngân sách nhà nước). Khó khăn của các doanh nghiệp lại cũng tác động ngược đến hoạt động của ngân hàng thương mại.

Quá chú trọng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, có thể dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, mà hậu quả của nó là trong tương lai có thể gây mất cân đối cung - cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung. Biểu hiện rõ nhất là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm về tốc độ, tuy trong năm 2012, 2013 và 2014 có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn thấp so với năm 2010 (6,42%), năm 2011 (6,24%) và trong giai đoạn 1991-2010 tăng trưởng bình quân 7,2%/năm, trong bối cảnh Việt Nam phải đẩy nhanh phát triển để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, nếu để tình trạng lạm phát đang trong xu hướng giảm sẽ kéo theo sức mua ì ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, người tiêu dùng tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn. Giới doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí. Lạm phát quá thấp còn “gặm nhấm” doanh số và nguồn thu thuế, cản trở việc tăng lương, ăn mòn lãi suất cận biên. Chúng cũng đè gánh nặng nợ nần lên các công ty và Chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã cảnh báo rằng, kể cả một giai đoạn lạm phát ổn định, nhưng thấp cũng có thể gây tác hại cho nền kinh tế.

Lạm phát thấp, trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, thu ngân sách sẽ khó khăn, Chính phủ sẽ tiếp tục thiếu vốn cho đầu tư, trả nợ thực hiện các nhiệm vụ cải cách phát triển kinh tế - xã hội.

Lạm phát thấp tạo điều kiện cho lãi suất giảm là tín hiệu vô cùng đáng mừng của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế cung và cầu vẫn chưa thể gặp nhau. Doanh nghiệp không thể tiếp cận được khoản vay do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng, trong khi đó, phía ngân hàng có thể hạ lãi suất, nhưng không thể hạ tiêu chuẩn cho vay. Khó khăn thiếu vốn vẫn còn và nhiều doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những khó khăn phía trước.

Cần thấy rõ bản chất lạm phát quá thấp là do tổng cầu chưa được cải thiện, không phải do năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng lên, làm cho chi phí sản xuất và giá thành hạ. Thu nhập hạn chế làm người dân thắt lưng, buộc bụng, luồng vốn thu hẹp làm doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất, chi tiêu công hạn chế nên đã làm giảm sức ép tăng giá.

Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm rằng, chúng ta đã sử dụng quá nhiều các công cụ hành chính trong điều hành giá và kiểm soát lạm phát. Muốn tăng yếu tố thị trường trong lĩnh vực này, việc quan trọng là phải kiểm soát mọi biểu hiện của độc quyền giá. Chẳng hạn, trong năm 2014 giá xăng dầu đã giảm 19 lần, nhất là liên tục 12 lần trong các tháng cuối năm, nhưng giá các mặt hàng khác giảm rất chậm, trái hẳn với giá xăng dầu lên thì nhiều mặt hàng rục rịch lên theo rất nhanh.

Bởi vậy, giảm lạm phát bằng cách này rõ ràng là không bền vững, không mong muốn. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thắt chặt quá mức thời gian qua đã khiến nền kinh tế suy yếu. Nhìn vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2014 cho thấy, nền kinh tế mới bước đầu thoát khỏi trì trệ, trong bối cảnh “sức khỏe” của nền kinh tế còn nhiều lo ngại.

Nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế chưa vượt qua được, vì vậy, các yếu tố không mong muốn trên đây chắc chắn sẽ còn tiếp tục tác động mạnh đến mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2015. Nếu lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý, chắc chắn sẽ có lợi hơn cho tăng trưởng và ngược lại, nếu lạm phát quá cao hoặc quá thấp, sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Dự báo lạm phát năm 2015 và một số đề xuất

Dự báo của các tổ chức quốc tế và trong nước đều cho rằng, lạm phát của Việt Nam năm 2015 sẽ ở mức thấp, nhưng có thể cao hơn chút đỉnh so với năm 2014. Nguyên nhân là do, giá cả hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm; tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ tăng (nhờ mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,2% được Quốc hội thông qua); Chỉ số giá hàng phi lương thực, thực phẩm đã có xu hướng giảm tháng thứ 6 liên tiếp; Sự gia tăng của các yếu tố tổng cầu, như: sự phục hồi kinh tế, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, cải thiện môi trường đầu tư, nên đầu tư tư nhân và đầu tư của Chính phủ sẽ gia tăng, tiêu dùng tư nhân được cải thiện do kinh tế phục hồi và tiền lương được cải thiện…

Năm 2015, tác động của yếu tố cầu kéo tác động lên lạm phát không đáng kể (tổng cầu thấp); các yếu tố chi phí đẩy dự kiến cũng không tác động đáng kể lên lạm phát do giá cả hàng hóa thế giới dự báo ổn định trong năm 2015; xuất khẩu tiếp tục tăng, cán cân thanh toán thặng dư, tỷ giá ổn định. Đây là tiền đề quan trọng để tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tại cuộc họp phối hợp giữa các bộ, ngành với Ngân hàng Nhà nước, ngày 17/12/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đưa ra dự báo lạm phát cho năm 2015 là ở mức 4%. Trong điều kiện lạm phát như trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chủ trì xây dựng và điều hành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho rằng, cần xem xét đến việc điều hành một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá. Cụ thể là: cần cân nhắc thời điểm điều chỉnh, mức độ điều chỉnh các loại giá, như: y tế, giáo dục, điện, xăng dầu… cho phù hợp, để tránh tác động cộng hưởng trong cùng thời điểm đến nền kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội về CPI tăng khoảng 5%, tăng trưởng đạt 6,2%, cần kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Để từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát và đảm bảo tăng trưởng năm 2015 Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể trong ngắn, trung và dài hạn và cần tạo được sự đồng thuận, quyết tâm trong thực hiện của các cấp, các ngành.

Nền kinh tế Việt Nam có tính đặc thù riêng, không giống với các quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh đó, những vấn đề tồn tại, bất cập của những năm trước đây đã tích tụ lại, đặc biệt là từ vài năm nay không thể dễ gì ngày một, ngày hai, có thể gỡ ngay được, nhất là trong tình hình quốc tế và khu vực không hoàn toàn thuận lợi, thậm chí bất lợi nhiều hơn cho việc khôi phục kinh tế của Việt Nam.

Lạm phát lúc này xuống thấp, nhưng vẫn bấp bênh vì nền kinh tế chưa giải quyết được căn nguyên gốc rễ của nó bởi các chính sách đưa ra mới chỉ mang tính tình thế, đối phó là chính, trong khi đó, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn chưa được giải quyết về cơ bản.

Bởi vậy, Chính phủ cần tiến hành khẩn trương đổi mới mô hình kinh tế và tái cơ cấu kinh tế cùng những thể chế phù hợp. Đồng thời, đặt trong bối cảnh “sức khoẻ” của nền kinh tế và doanh nghiệp chưa thực sự được cải thiện, việc điều hành chính sách giá cả và lạm phát cần đặt trong mối tương quan với các chính sách điều hành kinh tế một cách linh hoạt và đồng bộ nhằm giữ mức lạm phát ổn định và phù hợp, tạo nhiều dư địa hơn cho phát triển kinh tế.

Theo CafeF


Tin khác

Tin doanh nghiệp

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tư vấn tiêu dùng

Máy lọc nước JOYMIE P30-B:
Trong bối cảnh chất lượng nước đang là vấn đề được mọi gia đình đặc biệt quan tâm vì nó...
 
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập công ty mua bán và cho thuê xe điện VinFast
Công ty này có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nắm giữ 90%...
 
Vitadairy bứt tốc ngoạn mục với vị thế top 2 nhà sản xuất sữa bột trẻ em lớn nhất Việt Nam
Theo số liệu nghiên cứu thị trường của NielsenIQ tháng 5/2024 về doanh thu ngành hàng sữa bột trẻ em...
 
Surface Plus - Nơi mua sắm Surface chính hãng, giá tốt, bảo hành dài hạn
Surface Plus là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các dòng máy tính bảng Surface chính hãng của Microsoft....

Hàng thật & Hàng giả

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024 sống xanh và khỏe mạnh bảo vệ môi trường phát triển bền vững
Hà Nội, ngày 07/11/2024 – Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống...
 
Khi “vòng 3” xuất hiện biểu hiện này, coi chừng cholesterol tăng vọt, phát hiện sớm sẽ ít bệnh
Cholesterol máu cao là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm, cho nên khi có dấu hiệu này ở...
 
Tại sao nên chọn máy lạnh công nghiệp di động công nghiệp Nakatomi?
Mùa hè sắp đến gần, với dự báo thời tiết hè năm 2023 sẽ là một mùa hè mà nắng...
 
Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax
Ông Hồ Nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Nanogen, ngày 22/6 cho biết...
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

8.21555 sec| 2019.109 kb