Tại đây, thêm một lần Chính phủ khẳng định, nếu không có quỹ thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng cao hơn và tần suất tăng giá cũng nhiều lần hơn.
Cụ thể, năm 2013, nếu không có công cụ này thì giá xăng dầu trong nước đã phải tăng ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt trước và sau Tết Nguyên đán đã phải tăng giá xăng dầu ở mức cao (có thể lên mức 2.000 đồng/lít xăng tại thời điểm ngày 26/2/2013...).
Việc sử dụng quỹ trong năm 2013 đã góp phần giữ ổn định hoặc kiềm chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước trong 16 lần điều hành. Nếu điều chỉnh tăng giá thì sẽ phải điều chỉnh 16 lần, mức điều chỉnh mỗi lần sẽ phải tăng ít nhất tương đương với mức sử dụng quỹ, Chính phủ giải thích.
Kết thúc báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - người được ủy quyền ký báo cáo - thêm một lần nhấn mạnh, thực tế đã chứng minh, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là công cụ hữu hiệu để thực hiện bình ổn giá trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Điều hành giá xăng dầu trong đó có việc sử dụng quản lý quỹ bình ổn giá mặt hàng này là vấn đề được cử tri quan tâm, kiến nghị qua nhiều kỳ họp từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu tại báo cáo là, sau một thời gian thực hiện, cũng còn một số ý kiến khác nhau về quỹ này.
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP để xây dựng Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, trong đó có nội dung về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng cho biết.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]