Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2016, với mức tăng 0,57% so với tháng trước; tăng 1,69% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,99% so với tháng 12 năm trước;
Như vậy, CPI bình quân Quý I năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,25%.
Các nhóm có mức tăng cao nhất bao gồm thuốc và dịch vụ y tế: tăng 24,34%; Giáo dục tăng 0,66%. Việc tăng chỉ số CPI của nhóm này cũng là nguyên nhân chính khiến cho CPI tháng 3 đi ngược lại quy luật giảm hàng năm.
Cũng theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng giá dịch vụ y tế từ ngày 1/3/2016, khiến cho giá các mặt hàng dịch vụ y tế áp dụng cho đối tượng có bảo hiểm y tế tăng 32,9%, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 1,27%.
Nguồn: VNEconomy
Còn lại, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,48%; Đồ uống và thuốc lá giảm0,54%; May mặc, mũ nón, giầy dép giảm0,17%; Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,01%; Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm0,01%; Giao thông giảm 3,64%; Bưu chính viễn thông giảm 0,1%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm0,1%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,23%.
Đa phần các nhóm đều có chỉ số CPI giảm, theo lý giải của Tổng cục Thống kê là do nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên Đán đã giảm, giá các mặt hàng trở về mặt bằng trước Tết Nguyên Đán. Theo đó, chỉ số giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,48% góp phần giảm CPI chung khoảng 0,16%;
Ngoài ra, giá xăng được điều chỉnh giảm vào ngày 18 tháng 2 năm 2016, giá xăng giảm 960đ/lít làm cho nhóm giao thông giảm 3,64% góp phần giảm CPI chung của tháng 3 khoảng 0,34%; Giá gas giảm 3,59% do còn chịu ảnh hưởng từ đợt giảm giá của tháng 2 năm 2016.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]