Nguyên nhân được xác đinh là do niềm tin của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế trong vòng 12 tháng tới giảm.
Xét về tình hình tài chính cá nhân, 53% (giảm 5%) người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng rằng tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm tới, trong khi đó chỉ có 7% (tăng 2%) người dự đoán rằng tình hình tài chính gia đình mình sẽ “xấu hơn”.
Xét về tình hình kinh tế Việt Nam, 51% (giảm 3%) người được hỏi kỳ vọng rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới, và chỉ có 15% (tăng 1%) dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu”.
Bản khảo sát lần này cũng cho biết, có tới 42% (tăng 2%) người tiêu dùng Việt Nam nói rằng “đây là thời điểm tốt” để mua các vật dụng chính trong gia đình (mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 1/2014) so với 14% (giảm 7%) người trả lời rằng “đây là thời điểm xấu” để mua các vật dụng này.
Theo ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ: Trong cuộc khảo sát niềm tin người tiêu dùng này, chúng tôi nhận thấy mức ảnh hưởng trái ngược nhau của việc mức lạm phát giá cả tài sản giảm và mức tăng nhẹ của giá cả hàng tiêu dùng có tác động đến nhận thức về tình hình tài chính, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng đượcthể hiện rõ ràng nhất trong tháng này.
“Hiệu ứng tài sản từ thị trường chứng khoán là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam, và sự giảm sút của thị trường chứng khoán trong nước trong tháng qua đã có tác động rõ rệt đến niềm tin người tiêu dùng” - ông Glenn Maguire nói.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]