Giá vàng tăng, nhu cầu vật chất hỗ trợ
Giá vàng phiên 20/11 tăng 0,7% lên 1.191,44 USD/ounce khi lạm phát Mỹ đi lên và giá giảm 1% hôm qua đã thúc đẩy nhu cầu vật chất tại châu Á.
Giới đầu tư vàng đang tập trung vào số liệu của Bộ Lao động Mỹ khi cho thấy áp lực lạm phát tháng 10 của Mỹ tăng lên, mặc dù điều đó cũng làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào giữa năm 2015.
Thị trường cũng phớt lờ những số liệu khác cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục đi lên, kể cả doanh số bán nhà tăng và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm.
Hôm thứ Tư 19/11 giá vàng giảm sau khi cuộc trưng cầu dân ý về sáng kiến nâng dự trữ vàng của ngân hàng trung ương tại Thụy Sĩ thất bại.
Theo giới thương nhân, nhu cầu vàng vật chất tại châu Á tăng sau khi giá giảm xuống 1.175 USD/ounce.
Giá vàng giao ngay lúc 5h58 giờ Việt Nam đạt 1.194,5 USD, cao hơn so với 1.183,1 USD/ounce hôm 19/11.
Đầu phiên giá vàng giao dịch ở 1.179 USD/ounce – cũng là mức đáy của phiên, tiếp đó liên tục tăng và đạt 1.195,5 USD lúc 6h sáng. Trong khoảng thời gian từ 6h đến 12h, giá vàng biến động lên xuống liên tục. Tuy nhiên, đầu giờ chiều giá vàng lại bắt đầu xu hướng tăng và đạt đỉnh 1.195,9 USD lúc 15h30.
Dần về cuối phiên, giá vàng giảm nhẹ và giao dịch ở 1.194,5 USD/ounce.
Giá dầu tăng lần đầu tiên 4 ngày qua trước đồn đoán OPEC giảm sản lượng
Giá dầu phiên 20/11 tăng, chấm dứt chuỗi giảm 3 ngày liên tiếp, trước đồn đoán OPEC sẽ hành động trong phiên họp tuần tới để ngăn giá giảm sâu hơn.
Giá dầu đã giảm 30% kể từ mức đỉnh hồi tháng 6 do lo ngại dư cung toàn cầu và tăng trưởng nhu cầu yếu ớt.
OPEC, cung cấp 1/3 sản lượng dầu thô toàn cầu, trước kia đã giảm sản lượng để tăng giá. Tuy nhiên, giới thương nhân trong những tháng gần đây vẫn hoài nghi về việc Khối này, đặc biệt là Arab Saudi, sẽ giảm sản lượng trong phiên họp 27/11 tới đây.
Giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 12 trên sàn Nymex tăng 1 USD lên 75,58 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 12 đáo hạn vào thứ Năm 20/11. Giá dầu giao tháng 1/2015 tăng 1,35 USD (+1,8%) lên 75,85 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 1/2015 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,23 USD (+1,6%) lên 79,33 USD/thùng. Khối lượng giao dịch thấp hơn 21% so với mức trung bình 100 ngày.
Giá xăng RBOB giao tháng 12 trên sàn Nymex giảm 1,62 cent xuống 2,0276 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 12 tăng 2,1 cent lên 2,38 USD/thùng.
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý tăng 26,7%
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 447,12 triệu USD, tăng 26,76% tăng so với cùng kỳ năm trước.
Bỉ là thị trường dẫn đầu cung cấp mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2014, trị giá 18,58 triệu USD, giảm 32,67% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13% tổng trị giá xuất khẩu.
Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai cung cấp mặt hàng đá quý, kim loại quý cho Việt Nam, trị giá 51,58 triệu USD, chiếm 12% tổng trị giá nhập khẩu.
Đáng chú ý, nhập khẩu đá quý và kim loại quý từ thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước- là thị trường lớn thứ ba cung cấp cho Việt Nam.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng mạnh từ một số thị trường: Canađa tăng 89,64%; nhập khẩu từ Ấn Độ tăng khá mạnh, tăng 193,27%; nhập khẩu từ Thái Lan tăng 56,81% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam giảm nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm từ một số thị trường: từ Nhật Bản giảm 11,25%; từ Pháp giảm 37,86%; từ Thụy Sĩ giảm 30,23%; từ Đài Loan giảm 76,76% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường và tình hình nhập khẩu sữa 10 tháng 2014
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 10/2014 Việt Nam đã nhập khẩu 84,1 triệu USD, tăng 27,4% so với tháng 9/2014, nâng kim ngạch nhập khẩu sữa tính từ đầu năm đến hết tháng 10 lên 922,2 triệu USD, tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 16 quốc gia trên thế giới, trong đó Niudilân là thị trường cung cấp chính, chiếm 22,6%, tương đương 208,5 triệu USD, giảm 1,17% so với cùng kỳ; thị trường đứng thứ hai là Hoa Kỳ, đạt 207,5 triệu USD, tăng 31,56%, kế đến là Singapore với 88,2 triệu USD, giảm 22,64% so với cùng kỳ.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác như Thái Lan, Hà Lan, Đức, Oxtraylia, Malaysia… nhìn chung, trong 10 tháng 2014, Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng âm, số thị trường này chiếm trên 56%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Đan Mạch giảm mạnh nhất, giảm 77,78%.
Ngược lại, nhập khẩu từ thị trường Oxtraylia lại có tốc độ tăng trưởng dương mạnh nhất, tăng 126,98%.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]