- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Rất nhiều người bảo rằng họ không thích networking hoặc thấy nó không hiệu quả. Đó có thể là bởi họ không biết cách làm điều đó hoặc là họ đã đặt những kỳ vọng thiếu thực tế về thời gian thu được kết quả.
Nếu bạn là người thích giao du và nói chuyện tự nhiên, tham gia networking sẽ khá dễ dàng. Nhưng, ngay cả khi bạn có chút nhút nhát hoặc đặt nhiều hi vọng vào sự thành công với networking thì bạn vẫn có thể đạt được điều mong muốn nếu thực hiện theo những hướng dẫn cụ thể. Đây là một vài chỉ dẫn có thể đảm bảo cho hoạt động networking của bạn luôn thành công:
1. Chọn địa điểm hợp lý. Không phải mọi nhóm người đều sẽ phù hợp với bạn. Hãy chọn nhóm nào mà mọi người tụ họp để chia sẻ những điều đúng với sở thích hoặc khách hàng tiềm năng của bạn. Phòng thương mại, tổ chức dành cho nam giới và phụ nữ, các mạng lưới, những nhóm sở thích đặc biệt và các hiệp hội đều là những lựa chọn tiềm năng. Hoặc có lẽ là một hội nhóm online trong khu vực bạn sống sẽ hấp dẫn bạn.
2. Phát triển các mối quan hệ. Networking không phải để kinh doanh mà là nhằm phát triển các mối quan hệ có thể dẫn bạn đến khả năng bán hàng hoặc lời giới thiệu. Ý tưởng chính của việc này là để bạn làm quen với mọi người và cho phép họ biết thêm về bạn.
Thông thường, nhiều người tìm đến các buổi networking với hi vọng rằng sẽ bán được sản phẩm hoặc tìm thêm khách hàng sau cuộc ghé thăm nhóm thích hợp. Đó không phải là cách nó hoạt động. Mọi người sẽ kinh doanh bằng những gì họ biết và tin tưởng, và có thể phải mất thời gian mới xây dựng được những kiến thức và niềm tin đó. Vì vậy, hãy đến một sự kiện networking mà không mang theo bất kỳ mong đợi tìm kiếm một cơ hội kinh doanh mới nào. Thay vào đó, nên đi với ý tưởng rằng mình sẽ gặp gỡ với những người mới hoặc chuyện trò cùng những người bạn cũ.
5. Đặt câu hỏi và lắng nghe. Bạn không cần phải nói quá nhiều về những gì mình đã làm để tìm khách hàng tiềm năng. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi với những người bạn gặp về họ và công việc của họ, sau đó lắng nghe cẩn thận câu trả lời. Tìm các điểm tương đồng mà bạn có thể đưa vào cuộc trò chuyện.
6. Ngồi lại với những người không quen. Có nhiều sự kiện luôn tạo cơ hội cho mọi người giao lưu và kết nối với nhau khi họ đã ngồi xuống trao đổi về chủ đề chính. Trong khi bạn đi vòng quanh, hãy nói chuyện với những người đã quen để thắt chặt thêm mối quan hệ nhưng hãy ngồi lại với những người chưa biết để mở rộng mạng lưới và gặp thêm khách hàng tiềm năng. Trong trường hợp này cũng vậy, đặt câu hỏi rồi lắng nghe.
10. Tiếp tục theo dõi thông tin. Nếu có một kết nối tốt cùng ai đó, sau sự kiện này, bạn hãy gửi một tin nhắn ý rằng bạn rất vui khi gặp họ, Nếu được, hãy gửi một vài bài báo hoặc thông tin hữu ích đối với họ. Không thêm email của họ vào danh sách gửi thư mà chưa có sự cho phép.
Networking là một quá trình, không phải là sự kiện diễn ra một lần. Hãy dành thời gian để phát triển mối quan hệ với những người bạn quan tâm. Hãy chủ động mời một người đến những cuộc gặp gỡ cá nhân trực tiếp để bạn có thể hiểu họ nhiều hơn.
Cần nhớ rằng hầu hết các chủ doanh nghiệp và nhân viên đang liên tục tìm kiếm kết nối. Hãy mạnh dạn và tiến về phía trước, gia nhập thế giới của họ .
Theo Depplus
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]