Loài thằn lằn hay ho này có tên khoa học là Agama mwanzae, là một loài bò sát thuộc họ Agamidae. Chúng thường được gọi là thằn lằn Spider man hay thằn lằn "siêu nhân". Bạn có thể tìm thấy chúng ở một số nước Đông Phi như Tanzania, Rwanda và Kenya.
Chân dung thằn lằn Spider man. (Ảnh: Internet)
Thằn lằn Agama mwanzae thường sống theo bầy đàn, con đực giữ vị trí thống soái trong đàn. Con đầu đàn thường có màu sắc đậm và sặc sỡ nhất. Một con thằn lằn Agama có chiều dài khoảng 15 cm. Thằn lằn cái có cân nặng ít hơn so với những con đực. Mỗi lứa đẻ của thằn lằn Agama cái thường cho ra 6 – 8 trứng.
Thằn lằn Agama thường sống theo bầy đàn, con đực giữ vị trí thống soái trong đàn. (Ảnh: Internet)
Trong môi trường nuôi nhốt đúng quy cách, chúng có thể đạt tuổi thọ 15 năm. Món ăn ưa thích của thằn lằn Agama là dế và gián, cùng một số loại côn trùng khác.
Loài thằn lằn này có thể sống tới 15 năm. (Ảnh: Internet)
Sở dĩ gọi chúng là thằn lằn Spider man vì phần đầu, cổ và vai của chúng có màu tím tươi sáng hoặc màu đỏ. Trong khi phần còn lại của cơ thể có màu xanh đậm, vì thế trông rất giống với bộ trang phục của nhân vật siêu anh hùng Marvel huyền thoại: Spider man.
Có một sự giống nhau không hề nhẹ...
...giữa thằn lằn Agama và siêu anh hùng nổi tiếng Spider man. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, công việc của chúng không phải cứu thế giới mà là bắt côn trùng và sống bình yên trong các vùng đồi núi. Vào thời điểm nóng nhất trong ngày, người ta thường nhìn thấy chúng nằm phơi nắng trên những tảng đá hoặc đỉnh đồi. Môi trường sống của chúng là những nơi có độ cao, thậm chí xung quanh môi trường sống của con người.
Không phải cứu thế giới, công việc hằng ngày của chúng là bắt côn trùng và phơi nắng trên những tảng đá. (Ảnh: Internet)
Khác hẳn với vẻ bề ngoài sắc sặc sỡ, nổi bật, thằn lằn Agama là con vật khá ôn hòa, nhút nhát. Chúng thường ẩn nấp khi có sự xuất hiện của con người. Chính vì sự trùng hợp ngoại hình với người nổi tiếng nên loài vật này còn được ưa chuộng nuôi làm vật cảnh, thú cưng với giá rất cao.
Thằn lằn "siêu nhân" rất được ưa chuộng nhờ ngoại hình độc đáo. (Internet)
Vì môi trường sống bị thu hẹp và sự săn lùng của giới chơi vật cảnh, nên số lượng thằn lằn Agama giảm sút nghiêm trọng trong môi trường tự nhiên.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]