PV lược dịch quan điểm của Erickim, nhiếp ảnh gia kiêm blogger của trang Erickimphotography về vấn đề theo đuổi đam mê chụp ảnh với bản năng tự nhiên của con người - tính tò mò.
Mỗi cá nhân là một Enstein
Trong tiểu sử của nhà bác học Enstein được viết bởi Walter Isaacson mà tôi đã được đọc có một câu truyền cảm hứng, nó khiến tôi tâm đắc rất nhiều: "Con đường rộng mở nhất để trở thành vĩ nhân đó chính là nhờ tính tò mò".
"Con đường rộng mở nhất để trở thành vĩ nhân đó chính là nhờ tính tò mò". |
Từ lúc nhỏ, Enstein không có duyên với con đường học vấn, ông học kém và không có khả năng tiếp thu kiến thức do dễ bị mất tập trung và ham chơi. Enstein luôn tự đặt cho bản thân nhiều câu hỏi ngô nghê, ngây thơ kiểu như: "Sẽ như thế nào nếu như mình cưỡi lên được tia sáng đó nhỉ?"
Tuy nhiên, Enstein sau này lại trở thành một nhà bác học đại tài nhờ chính sự mất tập trung ấy chứ không phải khả năng tiếp thu học vấn siêu phàm như người khác.
Chính vì thế, để trở nên thăng tiến trên con đường nghệ thuật nhiếp ảnh hay đơn giản bạn chỉ muốn cải thiện kỹ năng chụp ảnh của mình, hãy tự biến mình thành một nhiếp ảnh gia siêu tò mò.
Hãy thả lỏng bản thân
Tôi thường có thói quen thích nhìn chằm chằm vào người hoặc vật mà gây cho tôi nhiều sự hứng thú nhất định.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được dạy rằng nhìn chằm chằm vào người khác là bất lịch sự, nhưng đó là những quy chuẩn ứng xử kiểu Tây.
Hãy chụp hình một cách tự nhiên, không gò bó bởi bố cục hình ảnh. |
Tôi yêu thích việc nhìn chằm chằm vào mọi người bởi vì tôi tò mò, tôi muốn biết nhiều hơn về họ. Tôi thích cách người khác ăn mặc thế nào, gu thời trang của họ hoặc cách họ hoạt động, tỏ thái độ với người khác.
Mọi người ai cũng muốn nghe người khác nhận xét và nói về họ. Những việc kiểu như vậy làm cho người lạ mà ta mới gặp dễ dàng mở lòng hơn.
Cho nên, bài học rút ra từ những kinh nghiệm của tôi là chỉ nhìn chằm chằm vào họ thôi thì vẫn chưa đủ, hãy tiếp cận và mở lời trước bằng những câu hỏi. Đây là một cách hữu hiệu để lôi kéo một người lạ làm người mẫu cho bức ảnh "street life" của bạn.
Tuyệt đối không mang đồ đắt tiền khi chụp "street life"
Mỗi khi tôi đi lang thang chụp ảnh ngoài đường, tôi hay có thói quen dạo bước vào những khu vực vắng vẻ huyền bí.
Tôi không sợ bị ăn cướp bởi vì ngoài chiếc máy ảnh Ricoh GR có giá 600 USD (hơn 13 triệu đồng) ra, chẳng còn gì giá trị cả. Có chăng chỉ là vài đồng bạc lẻ cùng với mấy tấm thẻ voucher từ những quán cà phê.
Nếu bạn đang đi chụp hình ở một khu vực mờ ám, đầy khả nghi và những người hàng xóm không mấy thân thiện nhìn chằm chằm làm bạn sợ, cứ việc vẫy tay và chào họ.
Hãy vẫy tay và chào đáp lại ánh nhìn kém thân thiện từ người khác. |
Tôi vẫn còn nhớ lúc đi chụp ở khu Detroit, một đám đàn ông hơi dữ dằn cứ nhìn chằm chằm vào tôi. Lúc ấy tôi cảm thấy khá lo lắng, nhưng sau đó tôi chỉ vẫy tay và chào họ, rồi họ cười cười và vẫy lại thôi. Con người cũng giống như loài chó vậy, họ có thể ngửi thấy mùi sợ hãi.
Nghe những bài hát truyền cảm hứng
Nhiều người trong chúng ta không theo đuổi tính tò mò tới cùng chỉ vì họ sợ, mà muốn nâng cao kỹ năng nhiếp ảnh bạn phải tò mò lên rất nhiều. Để trở nên tò mò hơn, hãy bớt sợ hãi.
Vậy thì làm thế nào để giảm bớt nỗi sợ của bản thân? Hãy tự chọn cho mình những bài hát có nhịp điệu mạnh có tác dụng động viên theo hướng tích cực điển hình như dòng nhạc hip hop hoặc rock chẳng hạn.
Nghe nhạc giúp bạn đỡ rụt rè, sợ hãi hơn khi chụp hình cho người lạ. |
Bên cạnh đó, phương pháp "lấy độc trị độc" lúc nào cũng công hiệu hơn cả, làm điều mà bạn sợ hãi nhiều lần bạn sẽ không còn sợ nó nữa, chụp hình "street life" nhiều lần chẳng hạn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]