- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Đã 25 năm cho quá trình tính từ lúc ông Toni Nadal bắt đầu tặng Nadal cây vợt rồi huấn luyện cậu bé ấy và dẫn dắt trở thành một trong những tay vợt vĩ đại nhất lịch sử môn thể thao này với 14 danh hiệu Grand Slam.
Quá trình huấn luyện ấy được mô tả với những câu chuyện nghe tựa huyền thoại mà đỉnh cao nhất của nó là tạo ra một Nadal hoàn toàn thuận tay phải trở thành tay vợt tay chiêu để tận dụng tối đa ưu thế của tennis hiện đại và tạo cuộc cách mạng về bóng xoáy để khai thác điểm yếu chí mạng của các tay vợt chơi trái một tay.
Chỉ cần chừng ấy thôi cũng là đủ để khẳng định về tầm quan trọng của ông Toni đối với Nadal cũng như khi chúng ta chọn ra ba HLV xuất sắc nhất trong lịch sử tennis mà không có ông Toni thì đó có thể là thiếu sót lớn.
Một thế giới đổi thay
Nó cũng có thể đã là thực tế dẫn tới những chia sẻ của Nadal mà chúng ta có thể tin là thật lòng rằng anh chưa từng bao giờ nghĩ tới việc tìm kiếm một HLV khác bổ sung cho ê kíp hiện tại hay thay thế ông Toni. Ông Toni sẽ chỉ không còn là HLV của Nadal nếu như ông muốn thế.
Nhưng chúng ta cũng đã vừa trải qua một năm mà những đột phá ngoạn mục, những đỉnh cao mới được chinh phục đến sau những thay đổi về HLV mà tưởng như những người bị thay thế hoặc được bổ sung là không thể tốt hơn.
Vinh quang của Nadal gắn liền với sự huấn luyện của ông chú Toni
Djokovic cũng đã chấm dứt giai đoạn trắng tay liên tiếp ở các Grand Slam sau khi người có một quyết định đầy tranh cãi là thuê Boris Becker làm HLV chính còn người đã dẫn dắt anh vươn tới những đỉnh cao chói lọi Marian Vajda chỉ xuất hiện trong khoảng 5-7 giải trong năm.
Hai trường hợp trên có vẻ như là đã cho thấy không phải không có lý khi người ta nói rằng cái gì hợp lý mãi cũng thành bất hợp lý, thậm ai là người giỏi nhất vẫn phải chờ tới tương lai.
Ông Paul Annacone không phải không nhìn ra việc Federer phải lên lưới nhiều hơn nhưng phải đến Edberg – một huyền thoại của lối chơi tấn công bằng các cú volley thì Federer mới đạt tới hiệu quả của lối chơi mà anh mong muốn và phù hợp với cái tuổi 33.
Boris Becker làm được ít hơn cho Djokovic về chuyên môn nhưng cũng tạo ra được những động lực đáng kể cho tay vợt người Serbia và Wimbledon mà Djokovic vô địch trong năm nay cũng chính là giải đấu mà Becker từng thành công nhất (ba lần vô địch).
Nhưng ấn tượng lớn nhất ở sự thay đổi HLV phải nói tới trường hợp của Wawrinka và Marin Cilic, hai tay vợt đã tạo ra bước ngoặt thực sự của tennis thế giới bằng việc lần lượt vô địch Australian Open và US Open: Lần đầu tiên kể từ năm 2006 có hai Grand Slam không thuộc về nhóm bốn tay vợt hàng đầu.
Wawrinka từ giữa năm ngoái không chỉ còn dựa vào Sevrein Luthi mà mời được Magnus Norman. Người từng dẫn dắt Robin Soderling hai lần vào tới chung kết Roland Garros và vững chắc trong top 5 thế giới trước khi bị chấn thương đã đưa Warinka lên tầm cao mới.
Một trong những khía cạnh đáng kể nhất ở đây phải là việc Norman giúp Wawrinka nâng cấp cú trái một tay – kỹ năng mà tay vợt số 2 của Thuỵ Sĩ tưởng chừng như đã chạm ngưỡng và không tương xứng khi đem so với Federer.
Theo 24h.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]