- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Khi theo dõi xuyên suốt bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” không ít khán giả sẽ nhận ra một bộ môn nghệ thuật vô cùng đặc sắc xuất hiện khá nhiều lần trong phim. Đó là nghệ thuật vẽ tay kỳ diệu ở Ấn Độ. Khi đi dọc các đường phố, ngỏ hẻm ở Ấn Độ, đâu đâu cũng thấy những quầy hàng vẽ tay này. Nghệ thuật này phổ biến ở Pakistan và Ấn Độ (Nam Á), một số nước ở Bắc Mỹ và Trung Đông, được người phương Tây ưa chuộng vào cuối những năm 1990 thu hút nhiều sự quan tâm của khách du lịch thế giới.
Nghệ thuật vẽ tay là một dạng trang trí tạm thời trên da, dùng màu màu sắc được chiết xuất từ cây lá móng. Đầu tiên mehndi (theo tiếng Ấn Độ là vẽ, quét) hầu như chỉ được áp dụng cho các cô dâu. Sau đó, ngày càng nhiều phụ nữ vẽ tay trong những dịp đặc biệt, như đám cưới, lễ hội. Hình trang trí thường được vẽ trên lòng bàn tay, chân, nơi màu sắc da của cơ thể thường tối nhất. Điều đặc biệt là các màu dùng để vẽ đều được chiết xuất từ các bộ phận trên cây lá móng. Các gam màu khác nhau được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau trên cây lá móng: lá, hoa hoặc cành. Lá, hoa hoặc cành lá móng được nghiền nhỏ thành bột sau đó trộn với nước nóng. Để có các gam màu khác, người ta đem pha trộn hợp chất này với bột một số lá cây khác, chẳng hạn lá chàm, lá chè xanh, bột cà phê, lá me, chanh, đường, thi thoảng có pha thêm một số loại dầu khác để tăng độ bền và bóng của màu. Truyền thuyết kể rằng, ngay từ xa xưa, khi cây lá móng có mặt lần đầu tiên trên trái đất, tục vẽ mehndi đã xuất hiện. Ngày nay, các cửa hàng vẽ tay mọc lên khắp các đường phố, ngỏ hẻm ở các thành phố của Ấn Độ, là một cách để giới thiệu văn hóa độc đáo của nước này với du khách.
Bên cạnh nghệ thuật vẽ tay, trong phim “Cô dâu 8 tuổi” còn xuất hiện nhiều cảnh quay đẹp mắt về văn hóa ẩm thực cũng như cách ăn khác biệt của người Ấn. Sở hữu một nền ẩm thực độc đáo khác lạ so với nhiểu quốc gia châu Á khác, bữa ăn của người Ấn khá nhiều mùi vị và màu sắc rất sặc sỡ, kích thích vị giác. Và đặc biệt, dù ở nhà, quán bình dân hay nhà hàng sang trọng, người Ấn vẫn ăn bốc. Dù món khô hay món có nước như cà ri, người Ấn vẫn bốc. Việc sử dụng tay khi ăn của người Ấn được cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo và Hồi giáo. Người Ấn cho rằng, đồ ăn thức uống mà họ có được là cho đấng tối cao ban cho nên khi đón nhận, phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính. Khi ăn, người Ấn phải dùng tay phải vì tay trái là tượng trưng cho những điều không sạch sẽ hay ô uế và cái ác. Ngoài ra, việc ăn bằng tay cũng được cho là chạm đến mọi giác quan khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn. Người Ấn cho rằng, 5 ngón tay là tượng trưng cho năm yếu tố: không gian, không khí, lửa, nước, trái đất. Khi ăn bằng tay, các dây thần kinh trên đầu ngón tay sẽ giúp kích thích tiêu hóa nhanh hơn và làm cho người ăn thấy ngon miệng hơn khi cảm thấy rõ đủ các hương vị, nguyên liệu làm nên món ăn.
Đây chỉ mới là hai trong vô số nét văn hóa độc đáo và giàu tính truyền thống của người dân xứ sở Cà Ri. Đây cũng chính là nét riêng tạo nên một siêu phẩm truyền hình giàu sức hút “Cô dâu 8 tuổi”. Tiếp tục trải nghiệm về nền văn hóa sông Hằng đa sắc trong “Cô dâu 8 tuổi” Phần 8 phát sóng trên YouTV vào lúc 20h30 – 22h30 từ 22/04/2017.
Xem chi tiết tại: www.youtv.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]