- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Trong dịp lễ mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 - 4, nếu muốn ôn lại lịch sử và những câu chuyện kháng chiến của dân tộc thì Em bé Hà Nội, Nổi gió, Vĩ tuyến 17 Ngày và đêm và Cánh đồng hoang là những tác phẩm mà bạn không thể bỏ qua.
Nổi gió
Sản xuất năm 1966, bộ phim Nổi gió do đạo diễn Huy Thành chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Phim xoay quanh câu chuyện của một gia đình có hai chị em với người chị tên Vân, theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn người em trai là Phương, một trung úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Phim khai thác mối quan hệ về mâu thuẫn giữa hai chị em họ để rồi cuối cùng Phương đã được giác ngộ, bỏ quân đội Việt Nam Cộng hòa để về với mặt trân.
Poster phim Nổi Gió.
Vai diễn Phương trong bộ phim này được xem là đã tạo nên một mốc son trong sự nghiệp của nam diễn viên Thế Anh (nay là NSND). Thế Anh đã diễn xuất sắc sự gai góc, mạnh mẽ cùng tinh thần dũng cảm, thông minh của một vị tướng thực thụ. Được biết, ban đầu đoàn làm phim đã bấm máy phim này với một người khác thủ vai nam chính, tuy nhiên, sau khi quay được một thời gian, đạo diễn Huy Thành cảm thấy không ổn nên bắt đầu casting lại từ đầu, và cuối cùng ông đã chọn được Thế Anh.
Vĩ tuyến 17 Ngày và đêm
Tác phẩm này luôn được xem là bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nó cũng là bộ phim nổi tiếng nhất trong sự nghiệp làm phim của đạo diễn Hải Ninh. Phim được chia thành 2 tập với thời lượng 180 phút, kịch bản do chính Hải Ninh viết ra trong hơn 5 năm. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm xoay quanh câu chuyện của chị Dịu, người sống ở ngay bờ Nam của sông Bến hải, vốn là giới tuyến quân sự ngăn cách đất nước sau hiệp định Geneve 1954. Vì sống ở bên vùng thuộc chế độ của Việt nam Cộng Hòa nên chị Dịu quá trình hoạt động cách mạng của chị Dịu lại thêm phần khó khăn gấp bội.
Bộ phim "Vĩ tuyến ngày và đêm" đoạt được nhiều giải thưởng giá trị và đi sâu vào lòng người.
Điểm sáng của phim không ai khác chính là Trà Giang, người thủ vai chị Dịu trong phim. Để hoàn thành vai diễn này, Trà Giang đã nhiều lần gặp gỡ và trao đổi với người phụ nữ nguyên mẫu ngoài đời đã tạo cảm hứng cho kịch bản. phim còn được giới phê bình trong nước lẫn quốc tế khen tặng về độ chân thực và sự đầu tư công phu về mặt hình ảnh, câu chuyện dù bộ phim được làm trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam rất căng thẳng. Cả đoàn làm phim phải sơ tán, trốn xuống hầm… liên tục trong giai đoạn quay phim và hậu kỳ do máy bay Mỹ ném bom miền Bắc.
Em bé Hà Nội
Cũng là một bộ phim của đạo diễn Hải Ninh, Em bé Hà Nội lại mang đến một cái nhìn khác về chiến tranh Việt Nam. Phim được thực hiện một năm trước ngày giải phóng và lấy bối cảnh năm 1972, khi quân đội Mỹ đang ném bom miền Bắc rất ác liệt. Em bé Hà Nội xoay quanh câu chuyện của một cô bé lạc mất gia đình sau một đợt oanh kích. Nhờ sự giúp đỡ của những người lính tốt bụng, em bé đã hội ngộ được cùng những người thân của mình.
"Em bé Hà Nội" khiến người xem xúc động.
Em bé Hà Nội không xoáy sâu vào việc đối đầu ác liệt giữa hai phe trong chiến tranh nhưng lại được xem là một bộ phim nói lên rất nhiều ý nghĩa về chiến tranh. Bởi nó để lại một cảm giác mất mát, đau thương và đồng cảm ở các khán giả. Một phần rất quan trọng tạo nên thành công của phim chính là diễn viên nhí Lan Hương. Cô bé thủ vai chính phim này khi chỉ 12 tuổi. Đây cũng là lần đầu tiên cô đóng phim nhưng lại diễn một cách xuất thần khiến ai ai cũng phải thán phục.
Em bé Hà Nội đã đoạt được giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1975 và giải đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1975.
Cánh đồng hoang
Được thực hiện sau ngày đất nước giải phóng, Cánh đồng hoang xoay quanh câu chuyện của một gia đình nhỏ ở vùng Đồng Tháp Mười được giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Một ngày nọ, khi người chồng Ba Đô bị máy bay của Mỹ bắn trúng, người vợ đã cầm súng lên bắn hạ máy bay để trả thù cho chồng. Cánh đồng hoang được cho là bộ phim đỉnh cao trong sự nghiệp của đạo diễn Nguyễn Hồng Sển với tất cả những cảm xúc đủ đầy, vừa dung dị lại vừa mạnh mẽ về chiến tranh Việt Nam. Phim có phần kịch bản do nhà văn Nguyễn Quang Sáng chấp bút.
"Cánh đồng hoang" vẫn là tác phẩm điện ảnh sống cùng thời gian với những người yêu phim Việt.
Nam diễn viên Lâm Tới là người thủ vai Ba Đô, còn diễn viên Thúy An, vợ đạo diễn Hồng Sển, là người thủ vai người vợ. Cả hai đã kết hợp vô cùng ăn ý trong phim để mang đến cho khán giả được sự đồng cảm và những cảm xúc rất chân thực về tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình trong thời chiến. Cánh đồng hoang được giới phê bình đánh giá rất cao khi liên tục đoạt những giải thưởng lớn trong năm 1980 như Giải biên kịch Bông sen Vàng của Liên hoan phim Việt Nam, Giải đặc biệt của Liên Đoàn báo chí Điện ảnh Quốc tế, Huy chương vàng Liên hoan phim Quốc tế Moskva…
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]