- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn được nhớ tới với dòng phim cổ trang thế mạnh. Những tác phẩm như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Vương Triều Khang Hy, Hán Vũ Đế, Bộ Bộ Kinh Tâm, Lang Nha Bảng hay Chân Hoàn Truyện… ghi được dấu ấn mạnh mẽ không chỉ nhờ vào kịch bản chắc tay, diễn xuất nổi bật của các diễn viên mà còn nhờ vào những cảnh phim đẹp như tranh vẽ, khơi ngợi cảm xúc người xem. Địa điểm quay quy mô và đẹp đến mê hồn đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc khẳng định được vị thế "độc tôn" trong đề tài phim cổ trang. Cùng điểm lại những thánh địa quay phim mà bất cứ mọt phim Trung nào cũng nên biết.
1. Phim trường Hoành Điếm – tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc
Phim trường Hoàng Điếm xứng đáng đứng đầu trong danh sách này bởi đã có hơn 4000 nghìn bộ phim cổ trang lớn nhỏ được quay tại đây. Có thể điểm qua những cái tên nổi bật như: Kiếm Vũ Giang Hồ, Quái Hiệp Nhất Chi Mai, Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện 3, Thần Thoại, Mỹ Nhân Tâm Kế, Hậu Cung, Võ Tắc Thiên Bí Sử, Lục Trinh Truyền Kỳ, Bộ Bộ Kinh Tâm, Tùy Đường Diễn Nghĩa, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, Thiên Nhai Chức Nữ, Hiên Viên Kiếm, Kim Ngọc Lương Duyên, Khuynh Thế Hoàng Phi…
Nhiều bộ phim cổ trang lừng lẫy của Trung Quốc đều được quay tại Hoành Điếm
Hoành Điếm được biết đến là phim trường nhân tạo lớn nhất Trung Quốc, do người đàn ông có tên là Từ Văn Ninh xây dựng. Có diện tích lên đến 30 triệu m², Hoành Điếm rộng gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Tất cả công trình đều được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 so với nguyên bản từ Tần Vương Cung cho đến Tử Cấm Thành.
Một góc của Hoành Điếm, mô phỏng Tử Cấm Thành
Tần Vương Cung nổi bần bật tại Hoành Điếm
Hoành Điếm có tổng cộng 9 khu vực nguy nga, tráng lệ phục vụ cho việc quay phim từ cổ trang cho đến bối cảnh Dân quốc như: Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, khu Quảng Châu Hồng Kông, khu văn hóa Hoa Hạ, Mộng Huyễn Cốc, chùa Bích Trí Đàm… Điều thú vị của Hoành Điếm là không thu phí cảnh quay như các phim trường khác, vì thế nơi đây rất được các nhà làm phim Trung Quốc ưa chuộng và chọn làm bối cảnh chính.
Một số những khu vực đẹp như tranh của Hoàng Điếm
2. Phim trường Tượng Sơn – tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc
Tận dụng cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Giang Nam trù phú, Tượng Sơn cũng là một trong những địa điểm được các nhà làm phim trọn mặt gửi vàng. Tứ Đại Danh Bổ, Triệu Thi Cô Nhi, Bích Huyết Kiếm, Đại Minh Vương Triều, Bảng Phong Thần, Thiếu Niên Dương Gia Tướng, Hoa Tư Dẫn, Lan Lăng Vương, Tân Thiên Long Bát Bộ… là những bộ phim điển hình được quay tại Tượng Sơn.
"Triệu Thị Cô Nhi", "Thiếu Niên Dương Gia Tướng", "Tân Thiên Long Bát Bộ",…là những tác phẩm nổi bật được quay tại Tượng Sơn
Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3,927 triệu m², khởi công xây dựng vào năm 2005 với 5 khu quay phim chính với nhiều quảng trường và khu phố xưa.
Cảnh sắc thiên nhiên trời ban của Tượng Sơn
3. Phim trường Thượng Hải – Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Nằm cách trung tâm Thượng Hải khoảng 3 giờ ngồi xe khách, phim trường Thượng Hải cũng được biết đến là địa điểm quay phim lớn nhất Thượng Hải. Phim trường này như một Thượng Hải thu nhỏ với phố đi bộ Nam Kinh xưa, cầu Bạch Độ và một số địa danh khác. Một số bộ phim đã được quay tại đây như: Khuynh Thành Chi Luyến, Hoa Anh Hùng, Mộc Lan Truyện… Ngoài ra, phim trường Thượng Hải còn là nơi lấy cảnh của nhiều bộ phim thời Dân quốc như Tân Bến Thượng Hải, Tân Dòng Sông Ly Biệt, hay Cẩm Tú Duyên Hoa Lệ Mạo Hiểm…
"Tân Bến Thượng Hải", "Tân Dòng Sông Ly Biệt"… có nhiều cảnh quay tại phim trường Thượng Hải.
Phim trường Thượng Hải thường xuyên bán vé cho khách vào thăm quan từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Phim trường Thượng Hải tái dựng một Thượng Hải xa xưa, cổ kính và truyền thống
4. Phim trường Nam Hải – thành phố Quảng Châu, Trung Quốc
Phim trường Nam Hải vốn trực thuộc đài truyền hình CCTV. Với diện tích 5,4 triệu m², Nam Hải là địa điểm quay của các bộ phim nổi tiếng như Thái Bình Thiên Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thiếu Niên Bao Thanh Thiên, Thiện Nữ U Hồn…
Ban đầu, phim trường Nam Hải chỉ mở cửa cho những đoàn làm phim được cấp phép bởi đài truyền hình CCTV, sau vì xu thế hội nhập mà Nam Hải đã cởi mở hơn trong việc cho phép các đoàn làm phim khác cũng được vào đây lấy cảnh.
Phim trường Nam Hải
5. Phim trường Trác Châu – Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Là địa điểm quay Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng, Đại Cung Minh Từ hay Hán Vũ Đế, phim trường Trác Châu mô phỏng nhiều di tích lịch sử tại Bắc Kinh như Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành, Hạ Môn… Ngoài ra, Trác Châu còn biết đến với những di tích thật được bảo tồn lâu đời như Ngự Hoa Viên và Vương Phủ Tỉnh.
Vẻ đẹp mang đậm chất thủ đô Bắc Kinh của phim trường Trác Châu
6. Phim trường Đồng Lý – Thành phố Tô Châu, Trung Quốc
Nếu ai đã từng đến Tô Châu chắc chắn sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp trầm mặc của cổ trấn Đồng Lý. Không chỉ được biết đến là một trong những cổ trấn đẹp bậc nhất Trung Quốc, Đồng Lý còn là một trong những phim trường được nhiều đạo diễn ưu ái chọn để quay phim. Vẻ đẹp trữ tình với nhiều kênh rạch đan xen, Đồng Lý đã xuất hiện trong những bộ phim nhu Như Ý Cát Tường, Phong Nguyệt, Yêu Nữ Thiên Hạ…
Vẻ đẹp hút hồn của cổ trấn – phim trường Đồng Lý
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]