- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
1. Kết thúc "trời ơi đất hỡi"
|
Thái tử phi thăng chức ký gây hoang mang vì cái kết quá "trừu tượng". |
Sau chặng đường dài theo dõi, cổ vũ cho nhân vật, điều khán giả mong muốn nhất là một cái kết trọn vẹn, giải quyết thỏa đáng các vấn đề hoặc có lời giải thích "tâm phục khẩu phục". Thế nhưng không phải biên kịch nào cũng hiểu được mong muốn này. Bằng chứng là rất nhiều bộ phim dài tập làm người xem "câm nín" vì kết khó hiểu, nút thắt - mở giải quyết vô lý, nhân vật chết vô tội vạ.
|
Người tình kim cương đổi vai nam chính trong chớp mắt. |
Thêm một kiểu kết gây ức chế nữa là thay đổi vị thế của dàn nhân vật chính. Khán giả Người tình kim cương cảm thấy như bị phản bội khi đùng một cái, nữ chính quay ra nhận lời cầu hôn của nam thứ, bỏ rơi nam chính chỉ trong vài tập cuối.
Một số bộ phim mắc tình trạng "đầu voi đuôi chuột" khi mở ra quá nhiều vấn đề phức tạp ở nửa đầu rồi giải quyết siêu nhanh gọn, hời hợt ở đoạn cuối.
2. Nhân vật bị chết tức tưởi
|
Nam thứ "triệu người mê" của Mây họa ánh trăng chết vì bảo vệ nữ chính. |
Tuy hạnh phúc cho cặp đôi chính là điều mà người xem mong mỏi, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các nhân vật phụ cần phái hy sinh hết thảy. Nhiều bộ phim làm người xem đau lòng vì bắt hàng loạt nhân vật phụ hy sinh tính mạng chết thảm để cặp đôi chính có thể đến được với nhau. Ức chế hơn khi các nhân vật này xinh đẹp tài giỏi, từ đầu đến cuối luôn âm thầm hy sinh vì người mình yêu nhưng chỉ nhận về sự bất công, đau đớn.
3. Diễn biến lê thê, dài dòng
|
Sở Kiều truyện mất fan vì tình tiết càng ngày càng lê thê. |
Còn gì mệt mỏi hơn khi phải theo dõi một bộ phim dài mà nhiều tập trôi qua vẫn không có diễn biến cao trào mới? Hầu hết các bộ phim lê thê đều rơi vào tình trạng "cạn ý tưởng", để nhân vật nhiều lần rơi vào cùng một khó khăn, cùng một kiểu bi kịch.
Bên cạnh đó những bộ phim dành quá nhiều thời lượng cho các cuộc hội thoại dài dòng, giải thích cốt truyện, quay chậm, hồi tưởng,... cũng bị xếp vào nhóm "xem thì ít tua thì nhiều".
4. Nữ chính "bánh bèo"
|
Nữ chính Mặt nạ quân chủ bị ghét vì quá dựa dẫm, cả tin. |
Khán giả thường có sự khắt khe hơn với nhân vật nữ chính trong phim. Nếu như nam chính chỉ cần ngoại hình sáng sủa là đã có thể "ăn điểm" thì nữ chính cần nhiều yếu tố hơn nhiều. Không chỉ phải xinh đẹp, các nữ chính cần có tính cách dễ thương, tự lập vừa đủ. Nàng nào yếu đuối, hay trợn tròn mắt, hở chút là rơi lệ thì sẽ bị tẩy chay ngay.
Thêm một yếu tố mang tính quyết định nữa là nhan sắc nữ chính phải luôn nổi bật hơn hoặc tương xứng với nam chính. Cứ nhìn trường hợp của Cha Do Ha trong Man To Man sẽ hiểu nữ chính kém hấp dẫn khiến khán giả "nổi giận" như thế nào.
5. Cốt truyện quá nặng nề, phức tạp
|
W tụt rating vì diễn biến quá phức tạp ở nửa sau phim. |
Kịch tính là chìa khóa cho sự hấp dẫn của mọi bộ phim, nhưng với phim truyền hình, sự kịch tính cần có tính toán chặt chẽ và tiết chế hợp lý. Thời lượng dài nên nếu bộ phim "đảo chiều" diễn biến liên tục, cài cắm bí ẩn dày đặc hay phát triển cốt truyện quá phức tạp sẽ làm người xem cảm thấy mệt mỏi.
Khán giả phim truyền hình cũng ưa chuộng thể loại hài hước, tình cảm, không khí phim nhẹ nhàng hơn là những cốt truyện quá nặng nè, đẫm máu.
6. Diễn viên chính "đơ toàn tập"
|
Cô dâu Thủy thần bị "ném đá" vì cặp diễn viên chính thi nhau đơ. |
Vấn đề diễn xuất chưa bao giờ là đề tài hết được khán giả quan tâm, nhất là khi màn ảnh nhỏ đang dày đặc các "bình hoa di động". Nhiều bộ phim mất fan vì diễn viên chính không có khả năng nhập vai tự nhiên, biểu cảm gây xúc động. Khả năng diễn xuất non tay bị lộ rõ ràng hơn với những vai diễn nặng ký, thời lượng lên hình nhiều nên vai chính ngoài ngoại hình còn phải có tài năng chín muồi.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]