Thông tin trên được Apple đưa ra trong tranh luận tại tòa nhằm khẳng định chiếc điện thoại mới nhất của hãng có thể bảo vệ an toàn dữ liệu người dùng ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, với những chiếc iPhone cũ hơn, Apple sẽ có phương pháp đột nhập nếu được cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu.
Đây không phải lần đầu tiên Apple công khai bảo vệ sự an toàn của iOS tại tòa. Công ty này liên tục khẳng định rằng, an ninh và an toàn dữ liệu người dùng là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng, phía tòa án lại không thích điều này. Apple không ít lần bị các cơ quan luật pháp chỉ trích vì mã hóa thiết bị iOS và các liên lạc qua iMessage và FaceTime khiến họ không thể xâm nhập được.
Apple cho biết hiện đang có hơn 90% các thiết bị của hãng chạy bản iOS 8 hoặc mới hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc Apple không thể đáp ứng yêu cầu của Bộ Tư pháp phá mật khẩu các thiết bị này. Chỉ có khoảng 10% thiết bị chạy iOS 7 hoặc cũ hơn mới có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, Apple cũng yêu cầu tòa án cho hãng được quyền từ chối lời đề nghị của Bộ Tư pháp về việc phá mã những chiếc iPhone được trưng dụng làm bằng chứng trong các vụ án.
Đầu tháng vừa rồi, thẩm phán James Orenstein nói rằng ông không chắc có thể yêu cầu Apple vô hiệu hóa tính năng an ninh trên iPhone, đồng thời chỉ trích thất bại của Quốc hội trong việc ban hành đạo luật về mã hóa theo yêu cầu của Bộ Tư pháp và FBI.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]