1. Thói quen ăn uống không hợp lý
Những người béo phì thường có chế độ ăn uống hàng ngày thừa năng lượng. Nếu bạn cung cấp nhiều năng lượng từ chế độ ăn uống, đặc biệt là từ chất béo và đường, nhưng không đốt cháy hết năng lượng thì phần lớn năng lượng dư thừa sau đó được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ.
Chế độ ăn uống người béo phì
2. Thiếu hoạt động thể chất
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể. Do vậy, nó hết sức quan trọng với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực hơn. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực. Ngày nay, khi có thời gian thư giãn, chúng ta thường có xu hướng xem TV, internet hoặc chơi trò chơi máy tính mà hiếm khi tập thể dục thường xuyên. Đây quả là một thực trạng cần sửa đổi trong xã hội.
Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi và lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm mà nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều thì họ thường dễ bị béo phì. Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, ở các vận động viên sau khi giải nghệ hay những công nhân lao động chân tay sau khi về hưu.
3. Di truyền
Trong cơ thể chúng ta có gen điều tiết việc hình thành, phân phối mỡ trong cơ thể. Gen cũng đóng vai trò trong khả năng hấp thu thức ăn và đốt cháy năng lượng từ thức ăn đó như thế nào. Ở những người có yếu tố di truyền dễ béo thường rất khó khăn trong việc giảm cân.
Ngoài ra, trong một gia đình, các thành viên có thân hình như nhau chưa hẳn do gen di truyền mà còn do thói quen ăn uống sinh hoạt của mọi người trong gia đình tương tự nhau.
4. Một số loại thuốc gây béo phì
Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc tiểu đường, thuốc chống loạn thần, steroid và thuốc chẹn beta… có thể gây ra tình trạng béo phì. Tăng cân đôi khi cũng là một tác dụng phụ của việc bỏ thuốc lá.
5. Bệnh lý gây béo phì
- Hội chứng buồng trứng đa năng (PCOS): dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố sinh dục nữ.
- Hội chứng Cushing: đây là một rối loạn hiếm gặp gây ra sự sản xuất quá nhiều các hormone steroid.
- Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém): tuyến giáp không sản xuất đủ hormone quan trọng nhất định.
- Viêm xương khớp: là một sự kết hợp phức tạp của các yếu tố di truyền, môi trường và tâm lý có thể làm tăng nguy cơ béo phì.
Tuổi tác:
Béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở trẻ nhỏ. Nhưng nguy cơ tăng lên khi bạn có tuổi, vì lúc này cơ thể có những thay đổi nội tiết tố và lối sống ít hoạt động hơn. Ngoài ra, lượng cơ bắp trong cơ thể giảm theo tuổi tác dẫn đến giảm sự trao đổi chất, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng dễ dẫn tới béo phì.
Bệnh lý gây béo phì
Thiếu ngủ
Việc không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến những thay đổi nội tiết tố mà làm cho bạn cảm thấy đói hơn và thèm ăn một số loại thực phẩm giàu calo.
Yếu tố tâm lý khác
Trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến tăng cân, thực phẩm lúc này được coi như là một giải pháp để thoải mái tinh thần. Ngay trong việc đều trị trầm cảm thì thuốc chống trầm cảm cũng có thể khiến bạn có nguy cơ tăng cân.
Trên đây kể đến rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì, nhưng bạn hầu hết có thể chống lại các yếu tố nguy cơ đó thông qua một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục, và thay đổi hành vi hợp lý.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]