Một số dấu hiệu cảnh báo xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài từ 5-15 phút và không quá 1 giờ. Từ ngực, cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm và lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở…
Nhiều trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng như một tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt. Cũng có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử...
Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo của nhồi máu cơ tim
Xử lý nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim thường kéo đến rất đột ngột, diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh và gia đình bị động. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
- Sơ cứu bằng phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Tác dụng của việc ép tim là tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo: Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.
- Tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
- Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.
Sơ cứu giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Các bước điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Nghỉ ngơi
Cần áp dụng triệt để và tức khắc.
- Chỉ định này là bắt buộc, mặc dù một số bệnh nhân có trạng thái bồn chồn, vật vã, khó có thể nằm yên tuyệt đối được.
- Thời gian nằm thường phải từ 4 đến 6 tuần. Khi nhồi máu cơ tim nhẹ, có thể dậy sớm hơn, nhưng thời gian bất động hoàn toàn, tối thiểu cũng phải một tuần.
- Nghỉ ngơi phải bao gồm cả nghỉ ngơi về thể xác lẫn tinh thần, tránh cho bệnh nhân mọi điều suy nghĩ bận tâm, xúc động, lo lắng. Cần đảm bảo cho bệnh nhân được yên tĩnh và ngủ nghỉ đầy đủ, hạn chế mọi sự thăm hỏi trong những ngày đầu.
- Có thể cho thuốc an thần, trấn tĩnh để giúp cho bệnh nhân nghỉ ngơi tốt hơn.
Chống đau
- Morphin hoặc một trong những dẫn chất của nó (Pethidin, dolacgan) là thứ thuốc tốt nhất để dùng trong các bệnh có xuất hiện đau nhiều, vật vã, khó thở từng cơn dữ dội hoặc liên tục.
- Oxy, Heparin (tiêm tĩnh mạch) cũng có tác dụng chống đau.
Chống đông : Sử dụng thuốc chống đông:
- Dự phòng được các cục nghẽn ở trong thất, nguyên nhân của tắc động mạch nơi xa.
- Dự phòng được các cục nghẽn ở tĩnh mạch do ứ đọng, nằm lâu.
- Dự phòng được nghẽn động mạch vành lan rộng.
Sử dụng thêm các thuốc khác
- Bệnh nhân có thể dùng các thuốc an thần nếu bệnh nhân vật vã, khó ngủ.
- Dùng thêm các Corticoid để chống viêm, tạo điều kiện thành lập tuần hoàn bàng hệ.
- Việc dùng thuốc cụ thể như thế nào, mỗi bệnh nhân cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị nhồi máu cơ tim
Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim
- Chế độ ăn: trong tuần lẽ đầu, chế độ ăn phải thích hợp với tình trạng của bệnh nhân: khi tình trạng nặng, chỉ nên cho bệnh nhân ăn một ít thức ăn lỏng. Trường hợp nôn có thể truyền dung dịch Glucose trong khi chờ đợi bệnh nhân có thể tự uống được. Khi tình hình tốt hơn, cho bệnh nhân ăn nhẹ chia làm nhiều bữa. Tránh các thức ăn khó tiêu, không hút thuốc lá.
- Chống táo bón: bệnh nhân thường bị táo bón khi phải nằm trên giường, ăn ít, và dùng các thuốc gây táo bón (Morphin và các dẫn chất). Có thể dùng dầu parafin, magie sunfat hoặc thụt tháo nhẹ.
Việc cấp cứu nhồi máu cần thực hiện đúng và khẩn trương, nhanh chóng. Người nhà và bệnh nhân cần có những kiến thức cần thiết cũng như tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ và những người có chuyên môn y tế.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]