Sau một ngày dài hoạt động, giấc ngủ chính là khoảng thời gian mà não bộ của chúng ta được nghỉ ngơi hoàn toàn đồng thời nạp thêm năng lượng cho một ngày làm việc mới. Chính vì vậy, giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng cuộc sống của mỗi người. Một giấc ngủ ngon và êm dịu sẽ giúp tâm hồn bạn được khoan khoái, chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, khi ngủ thường trằn trọc và ngủ không sâu giấc hay giấc ngủ có nhiều mộng mị… Nếu tình trạng trên diễn ra quá 3 lần 1 tuần và kéo dài trong suốt 1 tháng thì đó chính là một trong những dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, trong đó có thể chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Đây là những yếu tố thuộc về bản thân người bệnh có thể gây nên chứng mất ngủ như thói quen sinh hoạt không điều độ, thức quá khuya hoặc ngủ trưa quá nhiều, thời gian – thức ngủ không hợp lý; sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà….; người bệnh bị stress trong cuộc sống dẫn đến lo âu phiền muộn, ngày đêm lo nghĩ đến mức không ngủ được; hoặc do các bệnh lý như bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu… gây ra tình trạng đau nhức, bức bối, khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu.
Nguyên nhân khách quan
Những yếu tố từ bên ngoài tác động như phòng ngủ quá nóng hay quá lạnh, phòng ngủ quá nhiều ánh sáng hay tiếng ồn… đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Nhìn chung, bệnh mất ngủ thường được điều trị bằng cách thay đổi lối sống cũng như hạn chế các tác động khách quan bên ngoài. Chỉ khi những thay đổi này không cho hiệu quả như mong muốn thì người bệnh mới phải dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ vì đây là những thuốc có độc tính cao, dễ gây nguy hiểm cho người bệnh nếu sử dụng bừa bãi.
Để cải thiện giấc ngủ, bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, thực hiện thói quen đó một cách đều đặn. Đối với những người gặp phải khó khăn trong cuộc sống cũng nên gác lại những phiền muộn trước khi đi ngủ, tránh mang những lo âu vào giấc ngủ vì khi đó bạn cũng không đủ tỉnh táo để suy nghĩ mà lại khiến cơ thể bồn chồn, bứt rứt khó ngủ. Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân bằng nước ấm khoảng 30 phút để khí huyết được lưu thông và đặc biệt nên chú ý đến không gian phòng ngủ: không để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, chọn đèn ngủ với màu êm dịu và cường độ chiếu sáng nhỏ, cách ly với những nguồn âm thanh để tránh bị thức giấc trong khi ngủ.
Ngoài ra, cần tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu bia cà phê… vì sẽ khiến thần kinh căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ. Khi buồn ngủ nên đi ngủ ngay, việc cưỡng lại cảm giác buồn ngủ sẽ dẫn đến tình trạng quá giấc. Không nên ăn tối quá muộn (sau 8 giờ) sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến việc tiết hormone gây buồn ngủ. Và trước khi đi ngủ chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cơ thể khoan khoái, tránh vận động mạnh.
Một nguyên nhân quan trọng không kém dẫn đến việc mất ngủ là tình trạng thiểu năng tuần hoàn não – một căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi tuy nhiên ngày nay đã lan sang những người trẻ, những người phải học tập và làm việc với áp lực cao. Để tăng cường tuần hoàn máu não, có thể sử dụng các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não có nguồn gốc thiên nhiên, áp dụng các bài thuốc cổ phương lâu đời đã trải qua quá trình sàng lọc, thử thách khắc nghiệt qua nhiều thế hệ do đó rất ít độc tính. Các chế phẩm này được dùng như là một thuốc bổ thần kinh với những hoạt chất đã có mặt trong công thức của nhiều loại thuốc bổ nổi tiếng trên thế giới.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]