1. Điều trị
Đầu tiên phải lưu ý là không có thuốc đặc trị suy thận cấp, vì vậy mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân, duy trì sự sống cho bệnh nhân đến khi chức năng thận tự hồi phục. Quá trình phục hồi này phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Và tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà chúng ta có những phương pháp điều trị khác nhau, nhưng phải chú trọng vào giai đoạn đái ít và vô niệu.
2. Mục tiêu điều trị
Phát hiện, điều trị và loại bỏ nguyên nhân.
Cân bằng dịch và điện giải.
Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận.
3. Điều trị cụ thể
Điều trị nguyên nhân
Cần tìm nguyên nhân để loại bỏ. Những trương hợp suy thận cấp do nguyên nhân trước thận như bỏng, mất nước do tiêu chảy, mất máu … cần truyền đủ dịch hoặc máu để tránh nguy cơ dẫn đến suy thận cấp.
- Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải và toan máu
Các biện pháp này nhằm giữ cân bằng điện giải trong cơ thể, hạn chế tăng Kali máu và ure máu cũng như chống phù phổi, phù não
- Nước: Lượng nước đưa vào cơ thể phụ thuộc vào nguyên nhân và từng giai đoạn của bệnh.
- Hạn chế tăng Kali máu.
- Hạn chế đưa Kali vào cơ thể: thức ăn chứa nhiều Kali như chuối, … , thuốc và dịch truyền chưa Kali.
- Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn nếu có và chống nhiễm khuẩn.
- Dùng các thuốc làm tăng thải Kali ra ngoài hoặc hạn chế hấp thu Kali.
- Lọc máu ngoài thận nếu Kali máu tăng quá nhiều.
- Hạn chế tăng ure máu .
- Chế độ ăn giảm đạm 0,4g/ 1kg cân nặng/ ngày.
- Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn.
- Lọc máu nếu ure máu tăng cao để tránh hội chứng ure máu.
- Chống toan náu: Dùng thuốc chống toan máu. Và khi có biểu hiện toan máu ( hơi thở mùi ceton, khó thở, trụy tim mạch, hôm mê,…) thì cần phải lọc máu.
Phòng tránh
Suy thận cấp tính thường rất khó để ngăn chặn. Nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ bằng cách lưu ý đến những thói quen hằng ngày, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận.
Hãy chú ý đến một số thuốc bạn hay sử dụng như thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, paracetamol và ibuprofen. Uống quá nhiều của các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận cấp, đăc biệt với người có bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao phải hết sức thận trọng .
Nếu bạn có bệnh thận hoặc một bệnh khác làm tăng nguy cơ suy thận cấp như tiểu đường hoặc huyết áp cao,… Bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ để có thể giảm nguy cơ suy thân cấp cũng như cải thiện sực khỏe của mình.
Thực hiện một lối sống lành mạnh là một ưu tiên hàng đầu. Hãy tích cực: ăn hợp lý, chế độ ăn uống cân bằng vận động phù hợp.
Trong thời gian hồi phục chức năng thận sau suy thận cấp, bạn nên đến xin lời khuyên từ một chuyên gia dinh dưỡng để có thể giúp bạn thực hiện một chế ăn tốt cho thận.Tùy thuộc vào tình hình của bạn, chuyên gia dinh dưỡng của bạn có thể khuyên bạn nên:
Chọn thực phẩm kali thấp, bao gồm: táo, bắp cải, đậu xanh, nho và dâu tây. Bạn phải tránh các loại thực phẩm thức giàu kali như: chuối, cam, khoai tây, rau bina và cà chua….
Giảm muối: Giảm lượng natri bạn ăn mỗi ngày bằng cách tránh các thực phẩm có thêm muối, bao gồm sản phẩm đông lạnh, dưa cà muối, thức ăn chế biến sẵn…
Hạn chế phốt pho. Phốt pho là một khoáng chất được tìm thấy trong thực phẩm như sữa, pho mát, đậu khô, đậu phộng và bơ đậu phộng. Quá nhiều phốt pho trong máu của bạn có thể làm suy yếu xương và gây ngứa da. Chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa cho bạn các lời khuyên cụ thể về phốt pho và làm thế nào để hạn chế nó trong trường hợp của bạn
Suy thận cấp có thể phòng tránh được nếu bạn có phong cách sống lành mạnh cũng như lưu ý đến các thuốc bạn đang sử dụng. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc một bệnh lí mà dễ dẫn đến suy thận cấp như tăng huyết áp, đái tháo đường thì trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào bạn nên xin lời khuyên từ bác sĩ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]