Vài nét về cây lô hội:
Không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh
Lô hội (hay nha đam, lưỡi hổ, long tu) là tên gọi của các loại cây mọng nước, có gai, thuộc chi Lô hội. Phần thịt trong suốt bên trong lá lô hội được dùng như một bài thuốc với nhiều công dụng khác nhau.
Hiện nay đã phát hiện được hơn 300 loại lô hội khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên dùng những loại lô hội có lá màu xanh đốm trắng, không nên dùng loại lá màu xám đốm trắng.
Một số bài thuốc từ cây lô hội:
Trong ẩm thực
- Phần thịt trong suốt của lô hội có giá trị dinh dưỡng như một loại rau xanh.
- Cách dùng: Khi nấu canh, nấu chè có thể cho vào vài lát phần thịt lá lô hội đã ngâm muối giúp mát gan, nhuận tràng và tăng cường sức khỏe. Chúng ta cũng có thể pha một thìa chất dịch của lá lô hội và nước sinh tố hoặc nước chanh như một thức uống giúp giải độc, thanh nhiệt.
Trị táo bón
Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến đặc tính nhuận trường, tẩy xổ của lô hội.
Cách dùng:
- Nấu nước uống: Lô hội tước bỏ phần vỏ bên ngoài và rửa sơ qua bằng nước muối loãng cho đỡ nhớt, cắt thành từng miếng nhỏ, cho lên bếp nấu với một lượng nước thích hợp khoảng 30 phút. Bạn có thể dùng cả nước lẫn cái sẽ rất tốt. Nếu thấy khó uống thì bạn có thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống.
- Dùng dưới dạng gel: Cắt lá lô hội thành các khoanh ngắn là hứng lấy phần gel chảy ra. Trộn hai muỗng canh tinh khiết gel lô hội với nước táo hoặc nước trái cây khác cho phù hợp với sở thích của bạn. Sau đó uống hỗn hợp đó.
- Lô hội phơi khô 6g, nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.
- Lô hội còn có kết quả khả quan trong việc diệt ký sinh trùng, giảm rụng tóc và ngứa da đầu.
Bài thuốc từ cây lô hội
Trị thương, trị bỏng
- Lô hội có tác dụng thần kì trong việc chữa bỏng, mụn nhọt và những vết thương nhỏ.
- Lấy phần dịch của lá lô hội đắp vào vết thương, vết bỏng, côn trùng cắn, mẩn ngứa... càng sớm càng tốt - sẽ làm dịu vết thương, nhanh lành và giảm sẹo.
Làm lành tổn thương do vẩy nến, phát cước, da sần sùi.
Người già hay bị khô da, nứt nẻ khó chịu. Lá lô hội bỏ vỏ, bôi vào da hàng ngày sẽ giúp da mềm mịn.
Bảo vệ mắt
- Mắt người già thường hay bị khô, nhức mỏi do sự điều hòa kém đi. Cắt đôi lá lô hội, đắp phía có chất dịch vào mắt, chú ý nhắm kín cả hai mắt trong khi đắp, nằm thư giãn khoảng 15 phút, cách làm này giúp sáng mắt, dễ chịu, làm mờ vết thầm quầng mắt.
Bệnh tiểu đường và cao huyết áp
- Lấy một nắm lá nha đam (loài Aloe vera) gọt bỏ phần vỏ, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
- Lấy một nắm lá nha đam, gọt bỏ vỏ, nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
- Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng không áp huyết cao thì ăn với muối.
Lưu ý khi sử dụng lô hội cho người cao tuổi:
- Cần bỏ phần vỏ lá lô hội, chỉ sử dụng phần thịt trong vì phần lá có chất nhựa có thể gây ngứa, dị ứng.
- Người già bị bệnh tim mạch, thường xuyên rối loạn tiêu hóa không nên ăn (uống) thường xuyên hoặc sử dụng một lượng lớn lô hội.
Để sử dụng hiệu quả lô hội, cần lưu ý về chủng loại, cách thu hái, bảo quản sao cho vẫn đảm bảo được tác dụng. Cho dù là một vị thuốc quý, khi sử dụng lô hội cũng cần đúng cách, tránh lạm dụng. Lô hội không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]