Có nhà thiết kế đã nói rằng đôi khi sau mỗi show diễn, người ta không quan tâm đến quần áo của BST đó hôm nay thế nào, mà chỉ quan tâm có những sao nào tham gia và họ cư xử ăn mặc ra sao. Vì vậy, tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng tham gia show càng lớn thì show diễn càng có giá và thu hút dư luận xung quanh càng nhiều. Và mặc dù rất khó khăn để mời được những ngôi sao lớn trong khi có hàng chục chương trình thời trang diễn ra hàng ngày trong suốt tuần lễ thời trang. Đặc biệt là khi giá của mỗi người cũng không hề là con số nhỏ thì các nhà thiết kế nào cũng đều muốn có những khách thuộc hạng A xuất hiện trên hàng ghế đầu của show diễn mình.
Một điều bất ngờ là những người mẫu trình diễn cho những nhà thiết kế mới hoặc ít danh tiếng thường không được nhận tiền lương. Thay vào đó, họ sẽ được nhận những vật phẩm như quần áo của nhà thiết kế tương đương với công sức đã bỏ ra. Dù vậy, nếu không thích những mẫu thiết kế đó thì họ có thể từ chối nhưng cũng sẽ không được nhận gì thay thế cả.
3. Các biên tập viên thường mượn quần áo và phụ kiện để diện đến các chương trình thời trang
Nghe có vẻ hơi phi lý nhưng đó lại là sự thực. Hầu hết các biên tập viên đều không phải là người có thu nhập cao để đủ đầu tư vào hàng hiệu hay những bộ cánh long lanh, nên trừ khi họ xuất thân từ những gia đình giàu có, thì số còn lại đều phải vay mượn hoặc chờ đợi quà tặng từ những nhà thiết kế để có một diện mạo hoàn hảo nhất nhằm thu hút nhiếp ảnh gia tại các tuần lễ thời trang.
4. Vị trí ngồi của bạn sẽ nói lên tất cả
Uy tín và địa vị của hàng ghế đầu là điều không thể chối cãi, nhất là với những hãng thời trang hay nhà thiết kế danh tiếng thì hàng ghế đầu của họ chắc chắn sẽ quy tụ toàn sao hạng A hay những nhân vật quyền lực nhất trong giới. Hẳn nhiên là luôn có những quy luật bất thành văn, ví dụ ngay tại tuần lễ thời trang New York, vị trí hàng ghế đầu cuối sàn diễn (A-1-1), thường để dành cho tạp chí thời trang nổi tiếng Vouge, đặc biệt là dành cho tổng biên tập Anna Wintour. Bên cạnh đó, người nổi tiếng hoặc người có địa vị xã hội, các khách hàng VIP, biên tập viên chính và các giám đốc thời trang cũng là những nhân vật thường xuyên có vị trí ở hàng ghế đầu. Bloggers, những biên tập viên khác hay những người tiêu dùng khác sẽ được sắp xếp tại các vị trí còn lại. Và nếu như bạn được nhận tấm thiếp mời ghi vị trí mà bạn không đồng ý thì bạn có thể kiến nghị và không đến tham dự buổi diễn.
5. Túi quà tặng hoàn toàn không có giá trị
Những nhân vật ngồi hàng ghế đầu sẽ được nhận quà tặng sau mỗi show diễn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người cũng không vui vẻ gì với món quà này. Bởi vì quà tăng đôi khi chỉ là các sản phẩm nhỏ đến từ những nhà tài trợ chương trình như voucher giảm giá spa, kem test da mặt hay phiếu tẩy lông bằng laser mà người tham dự thường phải trả thêm tiền để tăng giá trị của món quà tặng. Bên cạnh đó, quà tặng cũng được trao đến tay của những trợ lý hay thực tập sinh, hoặc một số người khác.
6. Những bộ quần áo trên sàn diễn có thể không giống những bộ bạn thấy trong cửa hàng
Dù bạn có thích điên đảo một số bộ quần áo và muốn mua chúng ngay lập tức thì vẫn có những trường hợp chúng chẳng xuất hiện trên giá treo ngoài cửa hàng. Đơn giản là những thiết kế đó chỉ dành cho các sàn diễn chứ không được sản xuất thương mại. Đồng thời, cũng có những trường hợp các chi tiết của thiết kế ngoài hàng có thay đổi nhỏ so với những mẫu trong BST ví dụ như có thêm vải sheer, khác biệt màu sắc hay là sử dụng khóa zip thay nút áo. Vì có thể các cửa hàng đã yêu cầu hãng thời trang chỉnh sửa những mẫu đó để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
7. Rượu có miễn phí ở khắp mọi nơi
Tại tất cả mọi ngóc ngách của show diễn thời trang, bạn đều có thể nhìn thấy rượu, vì vậy nếu không cẩn thận bạn có thể bị say rượu trước khi bạn nhận ra là mình đã uống quá nhiều. Những đồ ăn nhanh miễn phí cũng được bày ra nhưng ít ai đụng đến chúng. Lý do đơn giản là những thức ăn đó luôn nằm trong top list kẻ thù của giới thời trang.
8. Các show thời trang thường diễn ra rất muộn
Những show diễn thời trang luôn muộn ít nhất là 15 đến 30 phút, đó là điều thường thấy, ngoại trừ Marc Jacobs và Oscar de la Renta là trường hợp ngoại lệ. Có vô vàn lý do ẩn sau sự chậm trễ đó, như một khách VIP hay một biên tập viên quyền lực chưa kịp đến, người mẫu chưa mặc quần áo xong hay thậm chí là một bộ quần áo vẫn đang thêu dở.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]