Ảnh minh họa. (Nguồn:www.globalindonesianvoices.com)
Theo BI, nguyên nhân là do tăng trưởng tiêu dùng trong nước - một trong hai động lực tăng trưởng chủ chốt cùng với đầu tư nước ngoài, có xu hướng chậm lại trước tác động của các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/4 và 9/7 tới.
Trong thông báo mới nhất của mình, BI còn lưu ý tăng trưởng đầu tư, bao gồm cả đầu tư phi cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra trong quý 2, thay vì trong quý 1 và xuất khẩu sẽ gia tăng song mức tăng cũng sẽ không mạnh như dự báo ban đầu do ảnh hưởng của Luật Khoáng sản và Than mới được sửa đổi, theo đó việc cấm xuất khẩu khoáng sản thô bắt đầu có hiệu lực từ tháng Một.
Tuy nhiên, BI lạc quan cho rằng thâm hụt tài khoảng vãng lai sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoản chi 44.100 tỷ rupiah cho bầu cử năm 2014, cao hơn so với mức tương ứng 43.100 tỷ rupiah trong cuộc bầu cử trước đó năm 2009 sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh tế.
Trong một động thái liên quan, ngày 13/3, BI đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7,5%, nhằm đảm bảo đồng thời kiểm soát lạm phát và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thống đốc BI Agus Martowardojo cho biết BI sẽ theo dõi chặt chẽ các nguy cơ trong nước và nước ngoài, tiếp tục chính sách tiền tệ và vĩ mô thận trọng, củng cố thị trường tài chính và tăng cường với chính phủ trong kiểm soát lạm phát và cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai.
Theo ông Agus Martowardojo, kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi song nhịp độ sẽ không mạnh như những gì dự đoán trước đó, nhất là do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện sau khi nước này thực hiện chính sách tái cân bằng, và giá các mặt hàng chính trên thị trường thế giới tuy đã tăng lên, song mức độ còn hạn chế./.
Theo Việt Tú - Vietnamplus.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]