Như được đăng tải trên trang web National Geographic, một con cá oarfish dài 14 feet (4.3 mét) đã trôi dạt vào một bãi biển ở thành phố duyên hải Oceanside trong quận San Diego County, vào hôm thứ Sáu 18/10 tuần qua. Trước đó vài ngày, một người thợ lặn đã tìm thấy xác chết của một con oarfish dài 18 feet (5.5 mét) ở ngoài khơi Đảo Catalina. Ông Jeff Chace, Giám Đốc Viện Hải Dương Học Catalina cho hay phải đến 15 người đứng xếp hàng ngang mới khiêng hết chiều dài của con cá khổng lồ.
Với tin đồn cá oarfish xuất hiện là điềm báo động đất, hiện tượng này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học cũng như những người dân hiếu kỳ. Những sự thật về loài cá khổng lồ đầy bí ẩn này mới đây đã được công bố trên trang National Geographic.
1. Oarfish là loài cá có xương dài nhất thế giới.
Loài oarfish khổng lồ (còn được gọi là cá mái chèo, tên khoa học Regalecus glesne) được nói đến lần đầu tiên vào năm 1772, nhưng hiếm khi lộ diện vì chúng sống dưới đáy sâu của đại dương. Chúng thường sống ở độ sâu 1000 mét.
Cá khổng lồ oarfish là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương, có chiều dài lên tới 17 mét và có thể nặng 270 kg.
2. Oarfish khổng lồ có lớp thịt “nhão và dính”.
Không có nhiều thông tin về tình trạng bảo tồn của cá oarfish khổng lồ vì chúng hiếm được quan sát thấy khi còn sống, mặc dù thỉnh thoảng ngư dân vẫn vô tình lôi được xác cá oarfish lên trong lưới đánh bắt cá.
Người ta đã thử ăn chúng, và cho biết “phần thịt của chúng rất nhão và dính”, thông tin được phản ánh trên một trang web của NOAA.
Xác con oarfish thứ hai được tìm thấy bên bờ biển.
3. Cá khổng lồ oarfish ăn sinh vật phù du nhỏ và không gây nguy hiểm.
Mặc dù cá oarfish rất có thể là nguồn gốc của nhiều câu chuyện lịch sử về quái vật biển, chúng hầu như không nguy hiểm cho người dân. Oarfish chỉ ăn sinh vật phù du nhỏ bé. Chúng thậm chí không có răng thực, mà thay vào đó là cái lược mang để bắt sinh vật nhỏ bé.
Oarfish đôi khi được nhìn thấy trên mặt nước, nhưng các nhà khoa học cho rằng đó là lúc chúng bị bão xô lên, đang gặp nạn, hoặc sắp chết. Cá oarfish khi đang thở phì phì có thể trông giống như một con quái vật biển đáng sợ, nhưng được cho là không gây nguy hiểm cho con người.
4. Oarfish không có vảy.
Không giống như nhiều loài cá có xương khác, oarfish không có vảy. Thay vào đó, chúng được khoác chiếc áo màu bạc có chất hóa học guanine, loại chất có nhiều trong vây của một số loài cá. Mặc dù chúng đang thích nghi để tồn tại dưới áp lực cao, da cá oarfish rất mềm mại và dễ dàng bị tổn thương.
5. Oarfish được tin là có khả năng dự báo động đất.
Từ lâu, nhiều người Nhật và nhiều nhà khoa học Nhật đã tin rằng mỗi khi có những xác cá oarfish trôi vào bờ là điềm báo trước sắp có động đất. Một bản tin vào năm 2010 đã ghi nhận sự lo lắng của một số người Nhật sau khi họ được biết có xác cá oarfish dạt vào bãi cát. Một thời gian sau đó có động đất tai hại tại Haiti và Chile.
Cá oarfish cũng từng trôi vào bờ vài tháng trước khi xảy ra trận động đất lớn và sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011.
Theo Thời báo Nhật Bản, có thể có một số cơ sở khoa học để chứng minh điềm báo này câu chuyện đó, ngay cả khi các nhà khoa học hiện tại không sử dụng hành vi cá để dự đoán chấn động. Kiyoshi Wadatsumi, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về động đất tại các tổ chức phi lợi nhuận e- PISICO, trao đổi với Thời báo Nhật Bản, “cá oarfish sống gần đáy biển nhạy cảm hơn với những chuyển động của đất so với những loài sống gần mặt biển.”
Sự xuất hiện của hai con cá màu bạc bên bờ biển Califonia lần này liệu có phải là dấu hiệu của một thảm họa thiên nhiên nào trên thế giới? Nhiều nhà khoa học vẫn chưa tin vào mối liên hệ huyền bí này.
Theo phunutoday.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]