Sên biển "nửa thực vật, nửa động vật" - Sacoglossans.
Trên thế giới, có một số loài sên biển có chất diệp lục trong cơ thể mà nhờ đó, chúng có thể tổng hợp chất dinh dưỡng từ ánh sáng mặt trời giống như quá trình quang hợp ở thực vật. Tuy nhiên, có một loài sên biển không có chất diệp lục mà vẫn có thể sống sót.
Sacoglossans có thể sống sót mà không cần chất diệp lục.
Nhờ chất diệp lục hút từ các sợi tảo được lưu giữ trong cơ thể, loài sên này tổng hợp chất dinh dưỡng từ ánh sáng mặt trời như thực vật.
Loài sên biển này được biết đến với cái tên khoa học là Sacoglossans hay "sên biển hút nhựa". Loài Sacoglossans có khả năng hút chất từ các sợi tảo. Nhưng thay vì tiêu hóa thức ăn giống như những loài động vật bình thường, chúng giữ lại chất diệp lục từ tảo và sau đó tổng hợp chất dinh dưỡng từ mặt trời.
Sacoglossans được mệnh danh là "sên biển năng lượng mặt trời ".
Loài sên biển này khiến nhiều người thích thú với vẻ ngoài độc đáo, dễ thương.
Sacoglossans có thể làm những điều kỳ lạ này là vì chúng sở hữu gen khác với các loài động vật thông thường, cho phép nó tổng hợp năng lượng. Như vậy, Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa là của động vật, vừa là của thực vật. Với khả năng kỳ lạ này, sacoglossans được mệnh danh là "sên biển năng lượng mặt trời ".
Sacoglossans có tới hai cấp độ gen khác nhau, vừa của động vật và vừa của thực vật.
Chúng là bằng chứng cho mối liên hệ tiến hóa giữa các gen của động vật và thực vật.
Ví dụ tiêu biểu nhất là loại ốc sên biển xanh gọi là Elysia chlorotica. Chúng thường được tìm thấy trong các đầm lầy nước mặn, hồ bơi và suối cạn, dọc theo bờ biển phía đông của Hoa Kỳ và về phía bắc Canada. Chúng có thể phát triển lên đến 60mm về chiều dài, nhưng phổ biến là từ 20mm đến 30mm.
Loài ốc sên Elysia chlorotica.
Loài ốc sên Elysia chlorotica có màu hơi đỏ hoặc xám màu. Khi chúng bắt đầu ăn và giữ các lục lạp trong tế bào, chúng chuyển dần sang màu xanh. Màu xanh cũng giúp các động vật ngụy trang để chống lại kẻ thù bằng cách ngụy trang vào các lá cây dưới đáy biển,
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng loài ốc sên Elysia không chỉ đánh cắp các diệp lục từ tảo mà nó còn kết hợp thành DNA riêng của mình. Đây là một ví dụ hấp dẫn và khá độc đáo của việc chuyển gen ngang.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]