Cắm sạc qua đêm
Do cảm thấy thuận tiện hay lười biếng mà rất nhiều người thường có thói quen cắm sạc điện thoại qua đêm trước lúc lên giường đi ngủ. Với hầu hết điện thoại, việc cắm sạc trong thời gian quá lâu như thế sẽ làm nóng máy đồng thời gây ra nhiều điện tích thừa không tốt cho pin của máy. Vì thế mà pin của máy sẽ nhanh bị chai hơn dẫn đến việc bạn sẽ sớm phải mua một cục pin mới.
Bên cạnh đó thì cắm sạc trong lúc pin đã báo đầy còn làm lãng phí điện năng. Không phải điện thoại nào cũng có khả năng tự động ngắt nguồn trừ một số mẫu smartphone cao cấp. Chính vì thế, nếu cảm thấy điện thoại của mình "bốc hỏa" sau khi cắm sạc qua đêm thì bạn nên dừng thói quen không tốt này ngay.
Sạc pin không đầy
Tuổi thọ pin điện thoại thường được tính theo số lần sạc pin, do vậy nếu tình trạng cắm sạc rồi tháo ra khi chưa đầy pin xảy ra liên tục thì sẽ làm giảm tuổi thọ của pin nhanh chóng và nó có thể bị chai trong vòng vài tháng nếu bạn thường xuyên không sạc đầy pin và ngắt sạc liên tục.
Vừa sạc vừa dùng smartphone
Mặc dù việc vừa dùng máy vừa sạc sẽ không làm "chai pin" do vừa xả vừa nạp pin như bạn tưởng, nhưng vấn đề thực sự nằm ở chỗ khi sử dụng điện thoại khi đang sạc, bản thân điện thoại đang sạc đã tỏa ra rất nhiều nhiệt, gánh thêm nhiệt lượng tỏa ra từ màn hình và chip xử lý sẽ dễ dàng làm quá tải cơ chế tản nhiệt của máy. Hậu quả là vừa dùng máy vừa sạc khiến nhiệt độ của máy tăng lên rất nhiều so với khi sử dụng bình thường. Nhiệt độ cao không chỉ hại cho pin mà còn ảnh hưởng xấu tới các linh kiện điện tử bên trong máy vốn rất mỏng manh.
Dùng điện thoại đến kiệt pin
Thói quen sử dụng điện thoại này phổ biến ở khá nhiều người. Tuy nhiên, nếu để pin điện thoại kiệt, Lithium-Ion trong pin sẽ bị "teo" - mất hiện tượng phân cực. Lý do đơn giản là bởi nếu dùng nguồn sạc cao quá sẽ làm một phần Lithium-Ion bị trung tính, làm dung lượng của pin giảm; nếu bị trung tính quá nhiều, cường độ dòng điện sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu của máy dẫn tới tình trạng sập nguồn. Dù vậy, thi thoảng xả cạn pin lại là 1 cách bảo vệ thời lượng pin được đề cập ở phía dưới.
Không dành thời gian "nghỉ ngơi" cho dế
Nên xả pin cho smartphone một tháng một lần. Smartphone hay bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng cần có những khoảng thời gian để "thư giãn" sau hàng trăm, hàng ngàn giờ hoạt động liên tục. Tư tưởng sai lầm của một số người dùng cho rằng, đã là "máy móc" thì cần gì phải nghỉ? Tuy nhiên, để tối ứu hóa pin trên thiết bị di động nhằm kéo dài tuổi thọ hoặc hạn chế các sự cố trong khi sử dụng, người dùng nên có thói quen tắt máy khi không cần thiết, đặc biệt là khi ngủ.
Dùng cáp, sạc lung tung
Một trong những nguyên nhân khiến smartphone chóng hỏng chính là việc nhiều người dùng hiện nay có xu hướng quá "dễ dãi" khi xử dụng cáp, sạc cho máy của mình. Nhiều người rất cẩn thận với case, dán màn hình đầy đủ nhưng bạ đâu cắm sạc đấy. Các loại cáp, sạc rẻ tiền, đồ "lô", đồ "nhái", đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ gây hại cho smartphone nhiều hơn bạn tưởng.
Không dùng tấm dán bảo vệ hoặc vỏ case
Tư tưởng chủ quan của một bộ phần không nhỏ người dùng smartphone hiện nay khi sở hữu một thiết bị cao cấp được trang bị kính màn hình chống xước là không sử dụng miếng dán màn hình bởi "đồ xịn" thì cần gì bảo vệ. Tuy nhiên, chỉ tới khi màn hình xuất hiện những vết xước dài, họ mới lo "sốt vó" đi tìm cách khắc phục nhưng "hối hận đã quá muộn màng". Lý do là bởi nguyên nhân của việc xước là do độ cứng của màn hình thấp hơn độ cứng của vật tác động vào, trong khi đó bụi bẩn hay đất cát đôi lúc có những hạt nhỏ li ti tì mài lên màn hình gây xước. Bạn cũng đừng quá tự tin vào khả năng chống xước được quảng cáo của Gorilla Glass hay các loại kính cường lực khác vì thực tế đã chứng minh cả những loại kính cường lực thế hệ mới nhất vẫn có thể bị xước khi dính cát. Do đó, tốt nhất bạn nên trang bị miếng dán màn hình hoặc sắm vỏ case để bảo vệ cho "mặt tiền" của "dế yêu".
Mang điện thoại vào phòng tắm để nghe nhạc
Nhiều người khó có thể rời khỏi điện thoại của mình dù chỉ một phút một giây. Đó là lý do mà họ sẵn sàng mang dế yêu của mình những khi đi tắm bất chấp những rắc rối có thể gặp phải. Mục đích muốn thư giãn bằng âm nhạc trong lúc tắm là rất đáng hoan nghênh nhưng mang điện thoại vào phòng tắm để nghe nhạc lại là việc cần phải lên án. Dù không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng hơi nước từ phòng tắm có thể ám vào smartphone của bạn rồi từ từ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như khi sử dụng máy dưới trời mưa.
Ngoài ra là tác hại khi người dùng tay ướt cầm điện thoại đi ra từ phòng tắm.
Dùng điện thoại dưới mưa
Đôi lúc vì một cuộc gọi quan trọng không thể bỏ lỡ mà nhiều người chấp nhận nghe máy hoặc gọi cho ai đấy dưới trời mưa dù rằng họ đã ý thức được rằng điều đó là không tốt. Nước, kẻ thù của các thiết bị điện tử có thể theo những cơn mưa rồi dần thấm vào bên trong chiếc điện thoại của bạn và nhanh chóng "tác oai tác quái". Hậu quả xấu nhất của thói quen này là điện thoại có thể tắt ngúm sau cuộc gọi đó. Thậm chí, nếu quá đen, bạn có thể bị sét đánh khi đang dùng điện thoại dưới mưa.
Một số người có thể bất chấp cảnh báo sử dụng điện thoại dưới trời mưa sau một hai lần "trải nghiệm" mà không biết rằng có thể nước đã ngấm vào thiết bị của mình và quá trình ăn mòn đang xảy ra bên trong với tốc độ nhanh hơn. Do vậy, họ cũng đừng bao giờ ngạc nhiên khi bất chợt một ngày nào đó, chiếc smartphone của mình "dở chứng" với những căn bệnh lạ lẫm, không rõ căn nguyên.
Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh
Đối với người dùng không cẩn thận, tốt nhất là không nên mang điện thoại vào phòng vệ sinh để "giải trí". Nguy cơ điện thoại rơi xuống nền nhà hoặc bị nhúng vào nước nếu chăng may chủ nhân của nó bất cẩn là có thể thấy rất rõ. Hậu quả ra sao chắc cũng không cần phải dông dài nói lại.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]