1. Không quan tâm đầy đủ đến thiết kế smartphone
Bạn cho rằng, màn hình càng lớn càng tiện, mang đến trải nghiệm hình ảnh, lướt web rõ nét hơn. Tuy nhiên, bạn nên xem xét thêm về kích thước thiết bị khi sử dụng. Một số smartphone màn hình lớn khó sử dụng bằng một tay hoặc gây mỏi tay khi trượt trên màn hình (iPhone 6 Plus hoặc Samsung Galaxy Note 4).
Ngoài ra, việc bỏ điện thoại vào túi quần sẽ khó khăn hơn với những dòng kích thước lớn. Khi mua, bạn xem xét nhu cầu dùng máy sao cho hài hòa với việc cất giữ, trọng lượng và thiết kế đẹp.
2. Không tìm hiểu kĩ về camera
Bạn nghĩ rằng camera ít chấm sẽ chụp hình xấu, điều này không hẳn chính xác, nhiều smartphone tuy độ phân giải camera 8 Mpx (như dòng iPhone 6), song chất lượng hình ảnh vẫn khá tốt nhờ trang bị công nghệ cảm biến quang học, chống rung. Do đó, ngoài tìm hiểu độ phân giải, bạn nên không nên bỏ qua thông tin công nghệ đi kèm camera hoặc chụp ảnh thử bằng điện thoại để đánh giá chính xác hơn.
3. Quá phụ thuộc vào dung lượng pin
Mặc dù việc xem xét dung lượng pin là cần thiết khi mua điện thoại, tuy nhiên, không hẳn pin khủng sẽ cho thời lượng pin tốt nhất, vì nhiều dòng smartphone mới ứng dụng công nghệ về màn hình, kích thước màn hình lớn, sẽ “ngốn” pin rất nhanh.
Vì thế, dòng smartphone có dung lượng pin không cao, nhưng vẫn có thể “trụ” được lâu nhờ cấu hình hoặc thiết kế phù hợp. Smartphone dùng dùng chip lõi tứ tiết kiệm pin hơn máy lõi kép. Ngoài ra, dù được trang bị pin “khủng”, nhưng “xài” máy liên tục, chạy nhiều ứng dụng nền hoặc không có chế độ bảo vệ pin, tránh hao hụt, thì thời lượng sử dụng máy không nhiều như bạn tưởng.
4. Bỏ qua hàng tầm trung
Bạn cho rằng điện thoại giá rẻ thường kém chất lượng. Điều này chỉ đúng với nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng dựng. Các hãng sản xuất uy tín như vẫn hướng đến dòng sản phẩm tầm trung, để thu hút khách hàng, như Samsung Galaxy Y (giá khoảng 3 triệu), LG Optimus L3 (3,1 triệu) hay Sony Ericsson bán tốt ở nhóm dưới 5 triệu.. Do đó, bạn đừng ngần ngại khi thấy thiết bị có giá “mềm”, điều quan trọng là tìm hiểu các thông số kĩ thuật, chọn cửa hàng uy tín.
5. Hàng xách tay giá rẻ, đảm bảo chất lượng
Hàng xách tay có ưu điểm giá rẻ hơn, song chế độ hoặc thời gian bảo hành thường bị cắt giảm. Có những sản phẩm bị lỗi nhỏ, nhưng do không có kinh nghiệm, bạn cho rằng đây vẫn là hàng mới. Chính vì vậy, khi chọn mua smartphone bạn cần chọn mua hàng chính hãng để được hưởng các chế độ bảo hành đầy đủ.
6. Chạy theo công nghệ
Công nghệ mới (chống nước, thanh toán NFC, cảm biến nhịp tim…) của điện thoại mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, song đồng nghĩa với mức giá tăng lên. Những công nghệ mới thay đổi từng ngày, từng giờ, chạy theo sản phẩm mới liên tục, rất có thể bạn không sở hữu được thiết bị ưng ý, nhiều tính năng thậm chí mất tiền mua nhưng không "xài" đến.
7. Không tham khảo về sản phẩm
Đừng bỏ qua những bài viết đánh giá hoặc ý kiến của người đã sử dụng điện thoại, những phân tích này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]