- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Vừa qua, bộ phim ngôn tình được chờ mong nhất năm Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa bản chiếu rạp đã chính thức ra mắt khán giả.
Tuy nhiên trái với bản truyền hình, bản điện ảnh của Lưu Diệc Phi lại nhận nhiều chỉ trích gay gắt từ khán giả Trung Quốc. Mặc dù vậy, nếu bỏ qua việc so sánh hay cầu thị khắt khe, thì phiên bản này của Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa vẫn có những điểm cộng nổi bật.
1. Ba nhân vật chính có tạo hình "lung linh" sát với nguyên tác
Bỏ qua yếu tố diễn xuất, chỉ xét về yếu tố nhan sắc thì Dương Dương và Lưu Diệc Phi – tức Dạ Hoa cùng Bạch Thiển bản điện ảnh – thật sự rất ăn hình.
Nếu ở bản phim truyền hình, Triệu Hựu Đình từng bị “ném đá” tan tác vì ngoại hình không chuẩn nguyên tác thì Dương Dương lại có được thiện cảm từ người xem từ khi phim mới tung ra poster bởi vẻ ngoài chuẩn chỉ Dạ Hoa.
Về phần Lưu Diệc Phi, nữ diễn viên sinh năm 1987 là người được cư dân mạng Trung Quốc bầu chọn vào vai Bạch Thiển với số phiếu cao nhất.
Trước đó, Dương Mịch từng mang đến một Cô Cô gần gũi, giản dị nhưng vẫn là “bà nội thiên hạ”. Còn “Bạch Thiển” Lưu Diệc Phi lại tạo cảm giác “thần tiên” hơn cho khán giả. Cả ba tạo hình Tư Âm – Tố Tố - Bạch Thiển của Lưu Diệc Phi đều khá bắt mắt.
Nếu cặp cha mẹ vẫn nhận một vài ý kiến trái chiều thì nhân vật được khán giả ủng hộ tuyệt đối là Cục Bột Nhỏ A Ly do bé Bành Tử Tô thể hiện.
Bành Tử Tô có vẻ ngoài mũm mĩm, dễ thương hệt như nhân vật A Ly trong truyện. Cách diễn tự nhiên cùng sự đáng yêu, ngây thơ của cậu bé đã mang đến cho người xem những phút giải trí hài hước.
2. Kỹ xảo không “ba xu”
Kỹ xảo trong Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa bản điện ảnh được đánh giá ở mức khá. Không như những lời chê bai trên mạng xã hội Trung Quốc, phim có đầu tư về mặt hình ảnh kỹ lưỡng hơn.
Những phân đoạn đáng chú ý phải kể đến: màn chiến đấu ở Đại Tử Minh Cung giữa Bạch Thiển và Huyền Nữ, cảnh Bạch Thiển đi xuống Long cung hay bối cảnh rừng đào mười dặm…
Nhìn chung, phần hiệu ứng đã mang lại cho phim những cảnh quay bắt mắt hơn, “loè loẹt” hơn nhưng không kém phần hấp dẫn.
Nhờ kỹ xảo, cảnh chiến đấu trong phim được tăng thêm phần sống động và được nhận xét tốt hơn bản truyền hình.
3. Nhiều tình tiết mới cải biên so với nguyên tác
Không dựa hoàn toàn theo nguyên tác tiểu thuyết của Đường Thất Công Tử, bản điện ảnh của Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa có những thay đổi nhất định so với bản truyện gốc.
Điển hình như tình tiết Dạ Hoa chủ động đưa Tố Tố lên Thiên cung, mẹ con Bạch Thiển nhận nhau sau khi nàng có lại trí nhớ hay sự liên kết giữa Mặc Uyên và Dạ Hoa.
Việc cải biên mang đến cho phim cảm giác mới mẻ vì phần nhiều khán giả hẳn đã nằm lòng cốt truyện cùng diễn biến sau khi xem phiên bản truyền hình. Đồng thời, nó cũng phù hợp với thời lượng hơn 100 phút của tác phẩm.
4. Nhân vật phản diện “ảo diệu”
Điểm cộng của Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa bản điện ảnh phải chia hẳn một mục riêng biệt dành tặng cho Nghiêm Khoan, vai Ly Kính.
Dù chỉ xuất hiện vỏn vẹn trong 10 phút cuối phim, song nhân vật phản diện của anh thực sự toả sáng trên màn ảnh. Thần thái hoàn hảo, sắc đẹp thậm chí còn hơn Dương Dương vài phần khiến khán giả thực sự choáng ngợp trước Nghiêm Khoan.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]