1. Facebook khiến bạn cảm thấy như kẻ thua cuộc
Bạn có từng nghe về triệu chứng FOMO (Fear of Missing Out, sợ bị bỏ rơi) do Facebook? Mọi người nói chung có xu hướng chỉ đăng tải những thứ tốt đẹp trong cuộc sống lên Facebook. Họ không muốn nói về những khoảnh khắc đen tối, sự khổ sở hay thứ khiến người khác không cảm thấy ghen tị. Đó chính là nguyên nhân người hay lên “phây” thường nghĩ người khác hạnh phúc hơn mình, thành công hơn mình và tốt hơn mình, khiến họ cảm thấy như bị thua cuộc, bất hạnh. Đừng ngần ngại “kết liễu” Facebook để giải thoát mình khỏi thứ cảm giác này.
2. Hãy nghe lời mẹ
Bố mẹ chúng ta thường khuyên “đừng bao giờ nói chuyện với người lạ”, song thuật toán trên Facebook lại liên tục đưa ra gợi ý kết bạn với người mà bạn chẳng biết là ai. Họ có thể là “bạn” của “bạn” của “bạn” bạn hay thậm chí một người không rõ tên tuổi. Xét tới thực tế nhiều tên tội phạm chỉ lăm le kết bạn với người khác để lừa đảo, tốt nhất chúng ta hãy nghe lời bố mẹ.
Đã đến lúc nên cho Facebook vào thùng rác.
3. Ông chủ đang dõi theo
Đã có nhiều bài học bị sa thải chỉ vì chia sẻ thứ không nên chia sẻ trên Facebook. Nếu bạn là giáo viên và đăng tải ảnh đang uống rượu, bạn xin nghỉ ốm nhưng lại cập nhật liên tục trên mạng xã hội hay viết bình luận phân biệt chủng tộc, giới tính? Hãy nhớ ông chủ đang cũng là một “bạn” Facebook và đang dõi theo bạn và đừng để bị mất việc chỉ vì một bài đăng ảo.
4. Không phải ai cũng quan tâm đến tiểu tiết
Lần đầu làm mẹ, ai cũng muốn khoe từng phát triển, từng hành động của con dù là nhỏ nhất, từ chuyện ăn uống, bài tiết, thay tã… Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong biển thông tin được chia sẻ hàng ngày trên Facebook, song đáng buồn là không phải ai cũng quan tâm đến tiểu tiết và nhìn thấy nó trên News Feed của mình.
5. Hãy ngừng “ăn cắp” thời gian làm việc
Facebook khiến thời gian trôi nhanh hơn nhiều lần và chắc chắn làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của bạn, biến bạn thành kẻ “biển thủ” thời gian làm việc. Tính riêng tại Mỹ, lướt mạng xã hội trong giờ làm việc đã làm tổn thất 28 tỷ USD/năm.
6. Đừng để bị bắt thóp
Nhiều người thích chia sẻ đủ thứ chuyện riêng tư lên mạng xã hội như quên đón con, quên kỷ niệm ngày cưới, quên sinh nhật… để sau đó được một phen xấu hổ nếu có ai đó nhắc chuyện này ra trước đám đông. Họ có thể trở thành một người đểnh đoảng, đãng trí trong mắt người lạ chỉ vì chuyện này. Đây chính là hậu quả khi công khai quá nhiều trên Facebook hay trên mạng nói chung. Đừng để bị bắt thóp vì điều này. Hãy xóa Facebook “luôn và ngay”.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]