- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Rất nhiều câu chuyện kì lạ được kể lại xung quanh nhưng món đồ này và đến nay vẫn chưa ai có thể khẳng định chính xác liệu lời nguyền hay những linh hồn có thật sự tồn tại bên trong chúng hay không? Dù sao đi nữa thì đây vẫn là nguồn cảm hứng bất tận dành cho những người đam mê thể loại kinh dị, kì bí.
Búp bê ma Annabelle
Sau khi The Conjuring ra đời, người ta biết nhiều hơn về Annabelle cũng như những câu chuyện rùng rợn gắn liền với con búp bê bị ma ám này. Đây vốn dĩ là món quà mừng con gái đậu đại học vào năm 1970 nhưng người chủ liên tục phát hiện ra nó ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà và cả những mảnh giấy với dòng chữ nguệch ngoạc của con nít.
Sau khi tiếp xúc với con búp bê, nhà ngoại cảm khẳng định nó chứa đựng linh hồn của một bé gái tên Annabelle đã chết trong vụ hỏa hoạn. Một người bạn nam sau khi đến chơi nhà không tin vào những lời cảnh báo này, được phát hiện tử vong trong tình trạng bụng lẫn ngực bị cào rách. Trong phòng khi đó chỉ có mỗi anh cùng con búp bê.
Cô gái quyết định liên lạc với 2 nhà ngoại cảm nổi tiếng. Cặp đôi ngoại cảm này cho biết, linh hồn bên trong không phải là của một cô bé, mà là của một con quỷ thích nói dối để được gần gũi với các cô gái nhằm chiếm giữ tâm hồn họ. Chủ nhân của Annabelle sau đó đã trao tặng lại con búp bê cho Viện bảo tàng huyền bí Warren, bang Connecticut, Mỹ và được mọi người ở đây trông giữ.
Váy cưới của Anna Baker
Chiếc váy cưới này được xem là một trong những món đồ bị nguyền rủa nổi tiếng trên thế giới. Anna Baker là con gái của chủ thợ rèn giàu có, đem lòng yêu thường chàng thợ rèn làm việc trong xưởng của cha cô. Chuyện tình không môn đăng hậu đối này bị cha cô ngăn cấm và đuổi chàng trai kia ra khỏi làng. Quá đau buồn, Anna quyết định giam mình trong phòng cùng chiếc váy cưới vốn định mặc trong đám cưới của mình cùng người yêu.
Năm 1914, Anna qua đời và căn phòng của cô được sửa chữa làm bảo tàng vào những năm 70. Theo lời của nhân viên, thỉnh thoảng họ nhìn thấy chiếc váy lơ lửng và di chuyển trên không trung như thể người phụ nữ tự mình nhảy múa trong phòng. Câu chuyện này vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi và đến nay, chiếc váy cưới đã được đưa đến nơi khác bảo quản.
Bức tranh “Người đàn ông đau khổ"
Chủ nhân của bức tranh này là Sean Robinson đến từ nước Anh, cho biết anh tìm thấy nó trên gác xếp của bà hồi còn nhỏ. Khi đó, gần như ngay lập tức anh bị hút vào hình ảnh kì dị trong tranh và ngắm nhìn nó trong suốt nhiều giờ đồng hồ. Sau khi bà qua đời, Sean đem tranh về treo trong nhà. Từ đó những câu chuyện bí ẩn bắt đầu xảy ra...
Vợ chồng Sean thường xuyên nghe những âm thanh kì lạ, cánh cửa phòng tự đóng mở... và hình ảnh camera do anh đặt trong phòng ghi lại, tất cả mọi chuyện đều do bức tranh làm nên. Cuối cùng sau khi tìm hiểu, Sean biết được rằng đây là bức tranh do một họa sĩ vẽ nên trước khi ông tự tử. Điều đáng nói là ông đã trộn máu của mình cùng sơn để vẽ nên bức tranh bị ma ám đáng sợ này.
Chiếc ghế của Busby
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1702, khi Thomas Busby giết chết cha vợ vì dám ngồi lên chiếc ghế mà ông yêu thích. Ít ngày sau đó, ông Busby bị xử tử hình. Người ta tin rằng linh hồn của Bosby đã ám ảnh chiếc ghế. Dường như lời nguyền chết chóc đã linh nghiệm suốt 280 năm sau đó, 61 người từng ngồi trên chiếc ghế này đều phải từ giã cõi đời. Có người chết bất đắc kỳ tử, có người chết do tai nạn và thân thể không còn nguyên vẹn.
Viện bảo tàng đành phải treo ghế lên trần nhà để tránh những cái chết tương tự xảy ra.
Bức tượng nữ thần
Bức tượng được cho là hình ảnh của một vị nữ thần này được tìm thấy vào năm 1878. 6 thành viên trong gia đình người chủ sở hữu đầu tiên của bức tượng lần lượt biến mất và chết đi một cách bí ẩn trong suốt 6 năm. Sau khi bức tượng đến tay 3 người chủ tiếp theo, gia đình những người này cũng có cái kết thảm thương tương tự.
Cuối cùng, bức tượng được giao cho bảo tàng Royal Scottish tại thủ đô Edinburgh, Scotland. Nhân viên di chuyển bức tượng bỏ vào lồng kính cũng qua đời trong năm đó.
Chiếc xe của James Dean
Nam tài tử James Dean quyết định tân trang chiếc siêu xe của mình và đặt tên cho nó là Little Bastard. Sau khi nhìn thấy chiếc xe, diễn viên Alec Guinness cảm thấy điều chẳng lành và báo trước về tương lai không mấy tốt đẹp cho Dean. Đúng một tuần sau, Dean qua đời trong một vụ tai nạn thảm khốc.
Một người thu mua lại chiếc xe và rao bán những phần còn lại nhưng toàn bộ người chủ mới sau đó đều gặp phải những tai nạn không thể lý giải. Ví dụ như hai chiếc lốp của Little Bastard gây ra vụ nổ hất tung chủ nhân mới của chúng ra khỏi đường, động cơ và hệ thống truyền động của chiếc xe xấu số được nhắc đến trong vụ tai nạn đua xe chết người, kẻ trộm cố tháo lấy vô lăng của xe bị rách tay...
Chiếc xe sau đó được trưng bày tại phòng triển lãm bang California, Mỹ. Không lâu sau, địa điểm này bốc cháy. Cuối cùng, người ta tìm thấy xác của tài xế chở “Little Bastard” trên đường cao tốc trong lúc đang vận chuyển chiếc xe bị ma ám này đến nơi triển lãm tiếp theo.
Gương Myrtles
Câu chuyện rùng rợn về chiếc gương Myrtles trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các nhà làm phim kinh dị. Mỗi khi nhìn vào gương, bạn không chỉ bắt gặp chính mình mà còn có sự xuất hiện của một vài gương mặt khác.
Truyền thuyết kể lại rằng, chiếc gương bị ám bởi Sara Woodruff - một trong các nữ chủ nhân của nông trang Myrtles, và hai người con của cô. Trong đám tang của họ, người hầu quên đậy chiếc gương lại và cả ba ngay lập tức tìm được nơi trú ngụ sau khi chết.
Hộp Dybbuk
Người Do Thái tin rằng chiếc hộp Dybbuk chứa đựng linh hồn của quỷ dữ - một người phụ nữ trăm tuổi may mắn sống sót sau cuộc tàn sát của Phát-xít Đức. Năm 2001, chiếc hộp được mua lại bởi Kevin Mannis trước khi anh tặng nó cho mẹ, người qua đời sau khi lên cơn đột quỵ ngay trong ngày nhận được món quà.
Chiếc hộp trở về với Kevin và từ đó anh liên tục mơ thấy một cụ bà có gương mặt đáng sợ. Những người chủ sau này của hộp Dybbuk cũng thừa nhận rằng họ mơ thấy một bà già giống hệt như mô tả của Kevin.
Jason Haxton, là người sở hữu cuối cùng của hộp Dybbuk. Sau khi đem chiếc hộp về, ông không chỉ gặp ác mộng mà còn bắt đầu ho ra máu và mắc một chứng bệnh về da. Lúc đó, ông liền liên lạc với một vị giáo sĩ tại nơi ông ở. Họ tiến hành các nghi thức nhốt Dybbuk lại vào trong hộp và đưa nó đến giấu tại một nơi an toàn.
Bức tranh “Cậu bé khóc”
Câu chuyện bí ẩn về “lời nguyền” ở bức tranh “Cậu bé khóc” bắt đầu xuất hiện từ năm 1985, khi hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn lan rộng tại Anh. Nhưng điều làm mọi người ngạc nhiên hơn là tất cả mọi vật đều bị lửa thiêu rụi chỉ trừ mỗi bức tranh này. “Cậu bé khóc” sau đó được sang tay qua nhiều đời chủ và tất cả đều phải chung cảnh nhà cửa gặp hỏa hoạn.
Dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh nhưng không ai có thể đưa ra bằng chứng xác thực cho những bí ẩn xảy ra. Lời nguyền về “Cậu bé khóc” hiện vẫn là bí ẩn khiến chúng ta không khỏi rùng mình mỗi khi nhắc đến.
Bức tranh ma quái của Bill Stoneham
Họa sĩ đương đại Bill Stoneham hoàn thiện bức tranh “The Hand Resist Him” vào năm 1972. Tác phẩm nghệ thuật với nhân vật chính là một cậu bé và con búp bê ghê rợn, đằng sau cửa kính là rất nhiều cánh tay vươn ra chỉ nhìn thôi cũng thấy rờn rợn.
Theo lời cặp vợ chồng đầu tiên mua bức tranh kể lại, họ bắt gặp cậu bé và con búp bê liên tục di chuyển trong tranh, thỉnh thoảng chúng cũng biến mất. Vào buổi tối, chúng bước ra khỏi bức tranh và nhìn chằm chằm vào khi họ đang ngủ.
Cặp vợ chồng này quyết định đặt camera trong phòng. Hình ảnh thu được cho thấy khi màn đêm buông xuống, con búp bê càng đáng sợ hơn và trên tay lăm lăm khẩu súng chĩa về hướng cậu bé. Một lát sau, cậu bé biến mất khỏi bức tranh.
Hiện tại, bức tranh được một phòng trưng bày nghệ thuật ở Grand Rapids, MI mua lại. Trong vòng 1 năm lãm, có hai nhân viên tại đây đã qua đời.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]