Bản thiết kế này nhanh chóng nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, phản đối từ cộng đồng mạng. Người dùng rất khó để chấp nhận một chiếc điện thoại đến từ Apple lại phá vỡ mọi nguyên tắc về thiết kế của hãng như vậy.
Muốn dẫn đầu trong công nghệ AR, việc đầu tiên Apple cần làm là thiết kế camera kép dọc. Ảnh: Phonearena. |
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tim Cook có nhắc đến công nghệ thực tế tăng cường (AR). Lãnh đạo Apple ví AR với iPhone, điểm chung cả hai đều là cốt lõi của công nghệ và dành cho mọi người.
AR và VR là hai công nghệ mới nổi và đầy tiềm năng trong thời gian gần đây với khả năng tạo ra hình ảnh 3D. Để làm được việc này, cần có hai ống kính ở cạnh nhau, tạo độ sâu cho hình ảnh, tương tự cách đôi mắt hoạt động.
Các định dạng kích thước video ngày nay đều ở dạng khung ngang, từ 4:3, 16:9 hay 18:9. Điều này lý giải cho việc nếu muốn phát triển công nghệ AR, Apple buộc phải thay đổi thiết kế camera kép của mình từ ngang sang dọc.
Người dùng có thói quen quay phim khi cầm máy dọc. Nhưng với AR mọi chuyện sẽ khác, họ sẽ cầm điện thoại ngang vì như vậy sẽ giúp video có trải nghiệm AR tốt nhất.
Optimus 3D với camerra kép dọc. Ảnh: Phonearena |
Tuy Apple có tham vọng rất lớn với công nghệ AR nhưng mẫu iPhone 8 với camera kép dọc sẽ có thể chỉ là một bản vẽ. iPhone 8 vẫn sẽ có triển vọng với video 3D ngay cả khi không có các bộ phận hỗ trợ VR hay 3D. Như cách LG đã làm với Optimus 3D vào năm 2011 hay Nintendo với 3DS.
Vấn đề cốt lõi ở đây là làm cách nào để người dùng hứng thú trong việc làm quen và sử dụng công nghệ mới này. Hiện tại các hãng chỉ mới giải quyết bằng các ứng dụng chụp ảnh với biểu tượng theo dõi và bám vào chủ thể như mắt kính, tóc, râu, … Cách làm này vẫn có nhiều nhược điểm và cho kết quả không mấy chân thực.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]