Search
Thứ 3, 19/12/2017, 11:45 AM

Độc chiêu để tăng bán giá thuốc đến mức “cắt cổ” của các công ty dược phẩm Mỹ

(Thị trường) - Giá một loại thuốc chữa bệnh đã tăng đến 300 lần trong 15 năm sau khi bản quyền kinh doanh nó bị bán đi bán lại giữa các công ty dược phẩm.

Độc chiêu để tăng bán giá thuốc đến mức “cắt cổ” của các công ty dược phẩm Mỹ

Ảnh: Chicago Tribune

Đã nhiều năm nay, ông Don Anderson ở bang Seattle, Mỹ đã uống cùng một loại thuốc để điều trị cho chứng bệnh yếu cơ và nhiều khi gây co giật.
Ông cho biết: “Nó giống như kiểu bạn phải đeo một tảng đá nặng lên lưng và buộc phải đứng lên mỗi ngày. Hoặc nó cũng giống như bạn đi một đôi giầy làm bằng chì suốt ngày suốt đêm.”
Loại thuốc mà ông Anderson uống suốt nhiều năm qua được chính phủ Mỹ chính thức chấp nhận cho lưu hành vào năm 1958 và lưu hành dưới cái tên Daranide. Giá của nó suốt nhiều năm qua thấp đến nỗi ông cũng không thể nhớ nó bao nhiêu tiền.
Thế nhưng những năm gần đây, giá loại thuốc này tăng chóng mặt. Ban đầu vào năm 2000, giá niêm yết là 50USD cho một lọ 100 viên và đến năm 2015, giá đã là 13.650USD cho một lọ. Sau đó giá lại lên tiếp 15.001USD/lọ cho đến khi công ty Strongbridge Biopharma mua được bản quyền sản xuất loại thuốc này và lưu hành trở lại từ mùa xuân năm nay. 
Việc giá thuốc Daranide hay nay được biết đến với cái tên Keveyis cho thấy các công ty dược phẩm Mỹ có nhiều đặc quyền đặc lợi như thế nào trong việc định giá thuốc, ngành kinh doanh các thuốc dành cho bệnh hiếm gặp đã trở nên vô cùng phát đạt.
Nó cũng cho thấy chính sách hỗ trợ các công ty phát triển nghiên cứu và sản xuất thuốc cho bệnh hiếm gặp đã gây ra nhiều hậu quả không mong muốn như thế nào. 
Hơn nửa thế kỷ trước, Daranide đã được chính thức đưa vào lưu hành để phục vụ cho bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp. Một số bệnh nhân với các triệu chứng thần kinh cơ hiếm gặp và co giật đã sử dụng nó để điều trị bệnh cho mình. Ở thời điểm năm 2001, giá của nó được niêm yết ở mức 50USD/lọ 100 viên, với phần đông người Mỹ, họ không cần phải suy nghĩ đắn đo gì khi mua nó.
Đầu thập niên 2000, Merck ngừng bán Daranide. Những bệnh nhân quen dùng loại thuốc này khó tìm được lựa chọn thay thế từ các công ty dược phẩm khác ở Mỹ, cuối cùng, họ sử dụng thuốc nhập khẩu từ châu Âu hoặc Hàn Quốc, chi phí điều trị bệnh mỗi tháng rơi vào 200 đến 300USD.
Năm 2008, công ty Taro Pharmaceutical Industries, mua lại Daranide từ Merck. Họ muốn cung cấp thuốc Daranide đến người bệnh với giá phải chăng. Con trai của nhà sáng lập công ty cũng phải chịu đựng chứng bệnh tê liệt định kỳ, chính vì vậy họ muốn mua lại Daranide để giúp cho chính cộng đồng người bệnh này.
Tuy nhiên, sau này Taro lại mất quyền kiểm soát Daranide vào tay công ty Sun Pharmaceutical Industries năm 2010. Khi loại thuốc này được chứng nhận vào năm 2015 là loại chuyên dùng để chữa tê liệt định kỳ, tên của nó được đổi thành Keveyis và có giá mới 13.650USD cho lọ 100 viên. 
Dù rõ ràng Keveyis là loại thuốc đã tồn tại hàng chục năm thế nhưng khi mà cơ quan quản lý liên bang chấp thuận cho nó lưu hành với chức năng chữa tê liệt định kỳ, nó cho thấy những nỗ lực tiếp thị độc quyền thành công đến như thế nào. 
Vào năm 2016, khi truyền thông Mỹ không ngừng lên tiếng về tình trạng giá thuốc tăng quá cao, Sun Pharmaceutical cho biết hãng sẽ phát không thuốc đó bởi hãng không bán được nhiều và tiền thu về không đủ chi phí đầu tư và tiếp thị. 
Tuy nhiên đến cuối năm 2016, Sun bán Keveyis cho một công ty khác có tên Strongbridge Biopharma với giá 8,5 triệu USD. Đến tháng 8/2017, Strongbridge Biopharma bán thuốc Keveyis ra thị trường với giá 15.001USD/lọ 100 viên, cao hơn rất nhiều so với mức giá 13.650USD/lọ 100 viên trước đó.
Khi thuyết trình với nhà đầu tư vào công ty về loại thuốc này, Strongbridge Biopharma ước tính chi phí mỗi người bệnh ở Mỹ phải bỏ ra hàng năm để điều trị bệnh sẽ rơi vào khoảng từ 109.500USD cho đến 219.000USD, tùy thuộc vào liều nhiều hay ít. Công ty cho biết bảo hiểm sẽ chi trả phần lớn chi phí thuốc này. 
Tháng 11/2017, công ty công bố đã thu được 2,5 triệu USD tiền bán thuốc trong quý vừa qua, mức tăng trưởng doanh thu đến 67% so với quý trước đó. Công ty cho biết sẽ tiếp tục tăng cường bán hàng. 
Tuy nhiên khi bị truyền thông chất vấn về việc tại sao lại bán thuốc với giá quá cao, công ty từ chối trả lời và chỉ tuyên bố rằng thuốc mà công ty đang bán có lợi cho khoảng 5.000 người bệnh ở Mỹ. 
Sun Pharmaceutical giờ đây vẫn đang tiếp tục mở nhiều sự kiện miễn phí với tuyên bố giúp người Mỹ tìm ra bệnh của mình, thực chất đó là cách để họ kiếm thêm khách hàng mới. Và theo cách đó, họ đang tìm ra cách để kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa từ những khoản đầu tư rất ít ỏi ban đầu họ bỏ ra.

Tin khác
 

Tư vấn tiêu dùng

Rời Việt Nam chưa bao lâu, CEO Tim Cook đã nhận
Bất chấp nỗ lực "quyến rũ" từ Cook, Apple có nguy cơ rơi vào vòng xoáy còn tồi tệ hơn...
 
3
Hãy "vạch trần" những thói quen tưởng chừng như tiết kiệm tiền nhưng thực chất lại là vô ích.
 
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đóng cửa hàng chục phòng giao dịch trong 6 tháng qua
Trong những tháng gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên tục thông báo chấm dứt hoạt động phòng...
 
Mỹ phẩm cỏ mềm đồng hành cùng hoa hậu H'Hen Niê hướng về trẻ em vùng cao
Vừa qua, Hoa hậu H'Hen Niê cùng thương hiệu Mỹ phẩm Thiên nhiên Cỏ Mềm đã cùng hỗ trợ xây...

Hàng thật & Hàng giả

Khi “vòng 3” xuất hiện biểu hiện này, coi chừng cholesterol tăng vọt, phát hiện sớm sẽ ít bệnh
Cholesterol máu cao là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm, cho nên khi có dấu hiệu này ở...
 
Tại sao nên chọn máy lạnh công nghiệp di động công nghiệp Nakatomi?
Mùa hè sắp đến gần, với dự báo thời tiết hè năm 2023 sẽ là một mùa hè mà nắng...
 
Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax
Ông Hồ Nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Nanogen, ngày 22/6 cho biết...
 
Vsmart Live bị tố là phiên bản đổi tên của điện thoại Trung Quốc: Vsmart nói gì?
Một đoạn video trên Youtube cho thấy smartphone mới nhất của tập đoàn Vingroup là Vsmart Live giống hệt một...
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
 
3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
5 Cách giúp Thu hút Tài Lộc và Thành Công trong cuộc sống
Rất nhiều người đang tìm kiếm những cách để tạo ra sự thịnh vượng và may mắn trong cuộc sống...
 
5 tiêu chí xây dựng một mối quan hệ hòa thuận trong hôn nhân.
Hôn nhân là một cuộc hành trình đầy cảm xúc, sự gắn kết và sự trưởng thành.
 
3 con giáp là ‘chúa tiêu hoang’, không giỏi tính toán nhưng chẳng bao giờ lo hết tiền
Những con giáp này không được giỏi trong việc quản lý chi tiêu. Họ thích gì sẽ mua, muốn gì...
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
 
Nike giảm giá 30% tất cả các sản phẩm nhân dịp Quốc Khánh
Từ 31/08 đến 01-09 hệ thống Nike Việt Nam có chương trình ưu đãi giảm giá cực lớn dành cho...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

3.21017 sec| 2000.352 kb