Search
Thứ 7, 09/11/2013, 02:06 AM

Môn giáo dục công dân: Thầy Văn Như Cương cũng không hiểu

Giáo dục công dân là môn học rất quan trọng trong việc rèn dũa nhân cách, dạy làm người cho học sinh. Thế nhưng trong trường học, môn học này chỉ được coi là “phụ” và chương trình sách giáo khoa khô khan, dẫn đến tình trạng học sinh khó hiểu, học thụ động.

Nội dung bài học môn Giáo dục công dân lớp 10 THPT nặng tính hàn lâm, triết học khiến học sinh chỉ biết “học vẹt”. Ảnh: Q.Huy

Chương trình học khô khan

Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở cấp trung học từ lâu được đánh giá là môn học quan trọng, trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh phù hợp theo từng độ tuổi… Những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật ở các lớp học càng nhiều đòi hỏi cần phát huy môn học này trong các nhà trường. Tuy nhiên, càng lên lớp cao thì nội dung, thời lượng tiết học GDCD càng giảm. Chương trình, sách giáo khoa còn khô khan, gượng ép, kiến thức trừu tượng, khó hiểu, nặng về giáo dục chính trị, nhẹ về giáo dục kỹ năng sống…

Đơn cử sách giáo khoa GDCD lớp 10 THPT, ngay từ đầu năm học, học sinh đã phải “nhồi” kiến thức triết học khô khan, trừu tượng mang nặng kiến thức hàn lâm mà mới thoạt nghe, không ít người lớn cũng phải “giật mình”. Ví dụ như: “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”, “Thế giới vật chất tồn tại khách quan”, “Sự vận động của thế giới vật chất”…

Nói về quãng thời gian học môn GDCD từ đầu năm tới nay, Minh Hạnh (học sinh lớp 10 của một trường THPT quận Thanh Xuân) : “Em cảm thấy môn học này rất khó. Dù chỉ 1 tiết/tuần nhưng các bài học chủ yếu nặng yếu tố triết học, học thuyết… Mấy bài đầu, khi đọc sách cảm thấy không hiểu gì, hỏi bố mẹ cũng không biết”. Không riêng gì Hạnh, nhiều học sinh THPT cũng cho biết, môn GDCD vừa khó hiểu vừa khô khan… nên học môn này chủ yếu nặng về đọc - chép trên lớp, còn về nhà học sinh lựa chọn cách “học vẹt” để trả bài, qua bài kiểm tra.

Cần thay đổi

PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), người công tác lâu năm trong ngành giáo dục - đã thẳng thắn thừa nhận rằng một số nội dung, bài học trong sách giáo khoa GDCD của học sinh lớp 10 THPT còn khó hiểu, buộc học sinh phải học thuộc lòng. PGS Văn Như Cương cho biết: “Khi trực tiếp đọc kỹ các bài trong sách giáo khoa GDCD tôi thấy ngỡ ngàng. Với những định nghĩa (như ở trang 34, 35), nếu tôi phải làm bài kiểm tra các bài học đó và muốn có điểm cao thì chắc phải học thuộc lòng chứ không có cách gì khác. Thú thật, tôi cũng chẳng hiểu gì cả. Giáo dục khô khan, thiếu thiết thực nên chuyện dạy người vẫn mãi là “khoảng trống” trong giáo dục phổ thông. Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự thất bại của nhà trường trong việc dạy người. Tôi nghĩ, cần có những thay đổi thiết thực, thay đổi ở phương pháp, nội dung giáo dục của môn GDCD”.

Nhiều giảng dạy môn GDCD chia sẻ, với chương trình như hiện nay, giảng dạy môn GDCD rất cần sự tâm huyết của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, nêu ví dụ sinh động để học sinh dễ tiếp thu. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên dạy GDCD ở các nhà trường hiện nay lại chủ yếu là dạy kiêm nhiệm. TS Đào Đức Doãn - Khoa Giáo dục chính trị (ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận xét: “Dù số lượng giáo viên dạy môn GDCD nhiều hơn trước, nhưng vẫn thiếu giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Quá nửa số giáo viên hiện nay đang dạy chéo môn và được đào tạo ghép môn. Số giáo viên có nhu cầu được đào tạo nâng cấp trình độ còn rất thấp”.

Tới năm 2015 chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới được xây dựng lại, trong đó môn GDCD cũng được đưa ra bàn thảo, đổi mới. Song, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về môn học được đánh giá quan trọng này khi coi nó là môn học bắt buộc, tự chọn hay tích hợp. Số phận của môn học này còn chưa ngã ngũ và trông chờ vào tương lai, song thực tế, cả học sinh và giáo viên vẫn cứ phải “đánh vật” với những bài học khô khan, xa rời thực tế thêm vài năm nữa.

Là môn tự chọn hay bắt buộc?

Nhiều chuyên gia giáo dục và thành viên Ban soạn thảo chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 cho ý kiến nên đưa môn GDCD (hiện đang là môn học bắt buộc) thành môn tự chọn ở bậc THPT. Tuy nhiên, có những ý kiến lại cho rằng, GDCD là môn học không thể thiếu trong quá trình đào tạo để hình thành nên năng lực, phẩm chất người học, vì thế đây phải là môn bắt buộc trong suốt quá trình học. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, cần xây dựng môn học này tích hợp dạy các giá trị của con người Việt Nam.

Theo Quang Anh - giadinh.net.vn


 

Nuôi dạy con

5 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng năm 2024
Năm 2024, ngoài lương, chế độ phúc lợi thì môi trường làm việc là yếu tố khá quan trọng chi...
 
4 điều nên biết khi dịch CV sang tiếng Anh
Để cạnh tranh được những cơ hội tốt trong các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thì không...
 
Làm sao để nói “Tôi không biết” trong cuộc phỏng vấn xin việc?
Luôn có khả năng bạn gặp phải một câu hỏi mà bạn không thể trả lời trong cuộc phỏng vấn...
 
BA MẸ THÔNG THÁI - NẠP KIẾN THỨC HAY VỚI NEXTA
“Không có phương pháp thì người tài cũng lỗi, mà có phương pháp thì người bình thường cũng làm được...

Du học

Viết thông tin người tham khảo trong CV: 4 điều cần lưu ý
Người tham chiếu tiếng Anh là references, đây là một khái niệm khá mới nhưng đã dần trở nên phổ...
 
3 mẹo viết CV Content Marketing ấn tượng
Content Marketing là một nghề nghiệp khá hot, nhu cầu tuyển dụng cao, mức độ cạnh tranh cũng rất gay...
 
Mẹo viết kinh nghiệm làm việc trong CV “hạ gục” nhà tuyển dụng
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung quan trọng nhất của một CV xin việc. Nó thậm...
 
CV chuyên nghiệp cần đảm bảo các yếu tố nào?
CV được ví như giấy thông hành dẫn đến công việc mơ ước và sự nghiệp tương lai của bạn....
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
 
3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
5 Cách giúp Thu hút Tài Lộc và Thành Công trong cuộc sống
Rất nhiều người đang tìm kiếm những cách để tạo ra sự thịnh vượng và may mắn trong cuộc sống...
 
5 tiêu chí xây dựng một mối quan hệ hòa thuận trong hôn nhân.
Hôn nhân là một cuộc hành trình đầy cảm xúc, sự gắn kết và sự trưởng thành.
 
3 con giáp là ‘chúa tiêu hoang’, không giỏi tính toán nhưng chẳng bao giờ lo hết tiền
Những con giáp này không được giỏi trong việc quản lý chi tiêu. Họ thích gì sẽ mua, muốn gì...
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
 
Nike giảm giá 30% tất cả các sản phẩm nhân dịp Quốc Khánh
Từ 31/08 đến 01-09 hệ thống Nike Việt Nam có chương trình ưu đãi giảm giá cực lớn dành cho...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

2.85041 sec| 1947.266 kb